top of page
Writer's pictureKate

4 thói quen hành xử xấu bố mẹ cần từ bỏ nếu không muốn con bị ảnh hưởng

Khi bố mẹ loại bỏ thói quen xấu và xây dựng thói quen tốt, trẻ cũng sẽ học hỏi và có những biểu hiện đúng đắn.


Mẹ của cậu bé Eric, 8 tuổi kể về con trai mình như sau: 

“Vào một sáng Chủ nhật, khi đang trên đường cao tốc để tới cuộc thi bơi lội của con trai tôi thì chúng tôi đã đâm phải lan can trên đường. Cuộc tai nạn làm đường cao tốc bị tắc và dòng xe chờ đằng sau càng ngày càng dài. Eric khi đó đã bị văng ra khỏi ghế sau. Con đã rên rỉ và phàn nàn với tôi rằng: “Tại sao mẹ lại đi đường này chứ” Eric đã vùng vằng cánh tay và mở to mắt mà nói với tôi: “Chúng ta sẽ muộn giờ khởi động. Con cần khởi động. Nếu không khởi động trước sự kiện đầu tiên thì con sẽ bị phạt. Bị phạt đó mẹ!”


Tôi đảm bảo với Eric rằng chúng tôi sẽ ra khỏi nhà sớm trong trường hợp đường hôm đó bị tắc. Và tôi cũng đã hứa với con rằng chúng tôi sẽ tới bề bơi sớm, trước giờ khởi động. Nhưng Eric vẫn không tin tôi, và con đã làu bàu và cáu gắt trong suốt 10 phút khi chúng tôi ngồi chờ đội cứu trợ. “Con giống y hệt em”, chồng tôi nói rồi cười. “Em nên nghe những gì mình nói một vài lần.”


Một sự thật khá tổn thương. Tôi là một vận động viên chuyền bóng Olympic chuyên nghiệp trong khi cuộc sống thường ngày lại khá hỗn độn. Nhưng tôi luôn tự hỏi rằng có đúng là những cảm xúc cáu giận của tôi thực sự ảnh hưởng xấu tới các con?”


Cố vấn Michele Borba, Ed.D., một nhà tâm lý giáo dục ở Palm Springs, California trả lời cho câu hỏi  của người mẹ như sau: “Những hành vi, phản ứng thái quá sẽ có những hậu quả boomerang: Điều bố mẹ trút lên con cái thì sau này chúng ta cũng sẽ nhận lại nhưng điều đó.”


Chìa khóa cho trường hợp này là bố mẹ cần trở thành tấm gương tốt cho con. Bố mẹ nên cố gắng hành động chuẩn mực và sửa những hành vi, cảm xúc mạnh của mình. Dù bố mẹ có biết rằng mình cần trở thành một tấm gương tốt cho con thì không phải lúc nào chuyện sửa đổi hành vi cũng diễn ra dễ dàng. Sau cùng thì những thói quen khiến con người thường xuyên hành động mà không suy nghĩ.


#1. Bố mẹ thấy cuộc sống của mình giống như một cuộc khủng hoảng 24/7, vậy nên phản ứng thường thấy của bố mẹ là “nổi đóa”

Khi trẻ bỏ quên giày của mình ở sân bóng, bố mẹ có thể sẽ có phản ứng là: đảo mắt và thở dài: “Con lại thế nữa rồi — luôn quên đồ ở khắp nơi!” Và nếu ngay sau đó con lại gây ra một tai nạn gì đó trong bếp, bố mẹ sẽ bực bội và cáu gắt.


CON ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO? 

Trong một số trường hợp, hành vi thường thấy của các con sẽ là ngoan ngoãn phục tùng bố mẹ hoặc là gào khóc — bố mẹ sẽ trở thành một chuyên gia xử lý vấn đề và lặp lại những điều ấy. Nếu như bố mẹ đổ mồ hôi chỉ để giải quyết những thứ nhỏ nhặt — thứ mà bố mẹ không thể kiểm soát và không ảnh hưởng lớn tới bức tranh toàn cảnh — thì trẻ nhỏ có thể sẽ không biết phải đối mặt thế nào với những lúc cuộc sống có thay đổi lên, xuống và khi không có điều gì mới mẻ. 


Sẽ rất khó để các con nhận ra những điều quan trọng và cần phải được ưu tiên khi bố mẹ chỉ lớn tiếng và nhắc đi nhắc lại những cụm từ như “con không bao giờ” hoặc “con luôn luôn”. Bởi vậy, con có thể sẽ nói: “Mẹ thật không công bằng! Mẹ là người mẹ tệ nhất trên thế giới!” chỉ vì bố mẹ không cho con ăn kem trước giờ đi ngủ. 


Điều tiêu cực khác là khi có điều gì đó không đúng, con có thể không thể hiểu được điều bố mẹ nói. Việc bố mẹ cao giọng với con sẽ khiến con nghĩ rằng đây chỉ là một cuộc nói chuyện hằng ngày. 


CÁCH ĐỂ THAY ĐỔI THÓI QUEN

Khi có một vấn đề gì đó, hãy đánh giá vấn đề theo thang điểm từ một đến mười, với một là vấn đề không có ảnh hưởng lớn (ví dụ như trẻ 6 tuổi đặt áo vào tủ quần) và mười là tình huống khẩn cấp (ví dụ như khi ngón tay của con bị dập vào cửa). Và bố mẹ nên đảm bảo rằng sẽ không nổi giận đối với những trường hợp ít hơn tám. “Hiện tại các bố mẹ sẽ thấy mọi sự việc có mức độ nghiêm trọng thậm chí lên tới 20, nhưng qua một thời gian bố mẹ sẽ có cái nhìn khác đối với những sự kiện khác nhau” Bác sĩ Haltzman nói.


Bố mẹ hãy thể hiện cảm xúc của mình

#2. Bố mẹ là chuyên gia xử lý khủng hoảng, và cuộc sống là những điều tuyệt diệu và lấp lánh sắc màu?

Người lớn gặp nhiều rắc rối và khó khăn trong cuộc sống nhưng khi trở về nhà vẫn sẽ mỉm cười và nói với con rằng: “Không có gì, không sao đâu! Mọi chuyện đều ổn mà!”


CON SẼ BỊ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO

Thoạt nhiên bố mẹ sẽ thấy che dấu sự thật xấu xí với con là một trong những điều tích cực, nhưng quá che dấu cảm xúc đôi khi là điều sai lầm. 


Các con cần học để hiểu rằng sẽ vẫn ổn nếu đôi khi cảm thấy buồn, cáu giận hoặc thất vọng. Sự thật là bất kể bố mẹ cố gắng che giấu cảm xúc đi nữa, những đứa trẻ vẫn rất nhạy cảm. “Trẻ thường nhận ra những điều bị bỏ lại phía sau.” Charlotte Reznick, Tiến sĩ, nhà tâm lý học.  “Nếu như bạn che giấu cảm xúc của mình, bạn cũng sẽ dạy cho những đứa trẻ cách để nói dối về những cảm giác của chúng” Bác sĩ Reznick nói. “Thêm vào đó, con bạn sẽ nghĩ rằng mình là lý do khiến bố mẹ buồn và kết thúc của câu chuyện sẽ là cảm xúc tồi tệ của con.”


CÁCH ĐỂ THAY ĐỔI THÓI QUEN

Mọi chuyện đều khởi đầu từ việc bố mẹ cảm thấy cáu giận — hoặc buồn bã, hoặc thất vọng, hoặc bối rối và cả khi sợ hãi cũng không ngoại lệ — và để những cảm xúc ấy thể hiện ra ngoài. Bác sĩ Haltzman nói “Các con cần một hình mẫu để học cách miêu tả những cảm giác của mình”


Hãy gán cho cảm xúc một dấu hiệu sau đó rồi giải thích theo cách con có thể hiểu và liên hệ những điều này với những gì mình đã trải nghiệm. Bố mẹ có thể nói như sau “Mẹ đang chuẩn bị có một người sếp mới. Con có nhớ cảm giác lần đầu khi mình gặp cô giáo không? Cảm giác ấy cũng giống với cảm giác của mẹ hiện tại đó.” Hoặc “Mẹ cảm thấy buồn vì bà đang bị ốm. Sẽ ổn thôi nếu đôi khi con cảm thấy buồn bã — kể cả là các bà mẹ thỉnh thoảng cũng sẽ  cảm thấy buồn. Dù sao mẹ vẫn biết rằng các bác sĩ đang chăm sóc tốt cho bà.


Hãy nói chi tiết hơn với những bé hơn 7 đến 8 tuổi bởi khi các bé đã có thể hiểu và tiếp nhận được lượng thông tin lớn hơn. Các bé lớn cũng có khả năng phân tích và phân lập các vấn đề tốt hơn các bé nhỏ hơn. Nên cho phép các bé đặt câu hỏi, như vậy bố mẹ có thể khiến các con bình tĩnh lại, không còn vùng vằng phàn nàn. Khi ấy trẻ có thể nghe về những việc đang xảy ra, thay vì chỉ ngồi tưởng tượng những điều tồi tệ.


#3. Bố mẹ luôn yêu cầu dưới dạng những câu nghi vấn

Khi muốn đứa con 4 tuổi của mình dọn dẹp, bố mẹ thường nói: “Con có thể để đồ chơi vào một đâu đó khác không?” Và tiếp tục với câu, “Ngay lập tức, có được không?”


CON SẼ BỊ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO

Đối với những tình huống bố mẹ đưa ra những chỉ dẫn cho con dưới dạng một câu hỏi hoặc câu nghi vấn như: “Có được không?” Thì trẻ nghe được sẽ là một yêu cầu — và các tùy chọn mà trong ấy có phương án không thực hiện yêu cầu. 


Fran Walfish, Pst.D, nhà trị liệu tâm lý trẻ em giải thích rằng “Khi bố mẹ từ bỏ việc giải thích cho con hiểu mà tiếp tục việc ra lệnh cho trẻ sẽ kéo dài quá trình con trẻ không tình nguyện làm những việc mà đáng ra con phải làm. Hãy giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với con của bạn. Khi con không quan tâm tới những “yêu cầu”, việc bố mẹ cứ nhắc lại sẽ chỉ làm chính bản thân mất kiên nhẫn. Và rồi sau đó sẽ không có ai vui vẻ cả.”


CÁCH ĐỂ THAY ĐỔI THÓI QUEN

Sự rõ ràng và rành mạch là chìa khóa mà các bố mẹ đang tìm kiếm. Điều ấy bắt đầu bằng việc bố mẹ khi nói với con sẽ thêm những “điểm nhấn” vào cuối câu: “Con hãy nhớ chuẩn bị quần áo cho buổi dã ngoại nhé, cảm ơn con.” Hoặc “Hãy tắt TV đi nào, ngay bây giờ.” Chỉ bằng một thay đổi nhỏ thôi là mọi chuyện sẽ ổn hơn. 


Nếu như trẻ chưa nghe lời ngay hãy nhắc lại một lần và chỉ một lần. Ví dụ như “Cho mẹ thấy con tắt TV giỏi như thế nào nhé. Hoặc mẹ sẽ giúp con nhé”


Tiến sĩ Walfish gợi ý rằng bố mẹ có thể yên lặng và đếm nhịp tới hai để chờ con, sau đó hãy lấy chiếc điều khiển. Việc đưa ra những yêu cầu hay hướng dẫn rõ ràng vẫn cần bố mẹ phải thường xuyên luyện tập và kiên trì thực hành. Việc rõ ràng, rành mạch sẽ giúp bố mẹ kiểm soát được cảm xúc và ngăn bản thân mất bình tĩnh; trong khi ấy, trẻ sẽ học được rằng ai là người “có quyền” và phải làm theo chỉ dẫn như  thế nào.


Bố mẹ lạc quan lên nào

#4. Bố mẹ cứ chỉ là giám khảo, mà không phải là những huấn luyện viên kiên nhẫn

Bố mẹ thường sẽ dõi theo và uốn nắn từng lỗi lầm nhỏ của con. Vở của con được viết đầy chữ cái A và B, bố mẹ lại tập trung vào chữ C mà con mới chỉ biết cách đánh vần rồi hỏi: “Tại sao con lại như vậy?” Lúc con tự dọn giường xong, trên đó vẫn còn hơi nhăn và có sót một vài đồ vật, bố mẹ lại hỏi: “Sao con vẫn không thể gấp giường chiếu đúng cách chứ hả?”


CON SẼ BỊ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO

Nếu như những lời nhận xét, phê bình của bố mẹ lấn át đi hình ảnh của bố mẹ, con có thể sẽ tảng lờ đi hoặc thu mình lại để đề phòng, và cả hai trường hợp này đều dẫn tới kết quả là những thứ bố mẹ cần con nghe sẽ bị con bỏ lỡ. Điều tồi tệ hơn sẽ xảy ra khi con đánh mất hoàn toàn sự tự tin vào bản thân — đến mức trẻ sẽ cố gắng chỉ bởi sợ hãi thất bại và nghĩ bố mẹ sẽ thất vọng. Trường hợp khác là con sẽ trở thành một người cầu toàn và nghĩ rằng sẽ chẳng có thứ gì có thể đổi được tình yêu của bố mẹ. “Nếu như bố mẹ chỉ đưa ra những nhận xét tiêu cực hoặc chỉ chú tâm sửa những điểm yếu của con thay vì những điểm mạnh của con, thì con sẽ có xu hướng tin rằng mình chẳng thể làm được điều gì tốt cả.” Nhà trị liệu tâm lý trẻ em Cathy Cassani Adams cảnh báo.


CÁCH ĐỂ THAY ĐỔI THÓI QUEN

Bố mẹ nên dành cho con nhiều lời khen ngợi hơn thay vì cho con thấy những sự thất vọng. Điều ấy không có nghĩa là bố mẹ cần tránh nhắc tới những lỗi của con — điều đầu tiên bố mẹ cần làm là thừa nhận những điều con đã làm tốt: “Chà những tác phẩm của con thật tuyệt!” Sau đó mới nhẹ nhàng đề cập tới những vấn đề mà con còn chưa làm được: “Phát âm khá là khó. Bố mẹ muốn giúp con học để chuẩn bị cho bài kiểm tra tiếp theo.”


Tổng quan lại, bố mẹ nên kiềm chế mong muốn chỉ cho con thấy mọi lỗi lầm của con. Đồng thời, bố mẹ hãy nhắc tới những điều mà con đã làm tốt hàng ngày. Bố mẹ có thể nói với con rằng: “Cảm ơn con vì đã tự cất đĩa sau khi ăn. Con đã giúp mẹ dọn dẹp tốt hơn sau bữa tối đó.” Thay vì “Tại sao con làm đổ sốt lên bàn mà không dọn dẹp chứ?”


Một lợi ích bố mẹ sẽ nhận được khi cố gắng thay đổi bản thân mình trong 4 lưu ý phía trên là: Các con sẽ sẵn sàng chấp nhận những sai lầm mà bố mẹ đã chỉ ra bởi con biết rằng bố mẹ biết tất cả những điều tốt mà con đã làm.

11 views0 comments

Comments


bottom of page