top of page
Writer's pictureKate

5 điều công dân Việt Nam cần biết về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2030 được Thủ tướng thông qua ngày 22/1/2020.



#1. Trở thành điểm đến top 3 trong khu vực Đông Nam Á, đón 50 triệu lượt khách quốc tế


Việt Nam sẽ phát triển du lịch, đáp ứng 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch, để trở thành quốc gia thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á và 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.


Lượng khách du lịch được kỳ vọng là đón 50 triệu lượt khách quốc tế, 160 lượt khách nội địa.


Cùng với sự phát triển đó, ngành du lịch sẽ tạo ra từ 8.5 triệu việc làm trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp.


#2. Phát triển du lịch xanh, du lịch thông minh, du lịch văn hoá

Việt Nam phát triển du lịch theo quan điểm phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hoá sự đóng góp của du lịch các 17 mục tiêu phát triển bền vững cuả Liên Hợp Quốc.


Cụ thể, du lịch Việt Nam sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng inh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng an ninh.


Việt Nam chú trọng phát triển du lịch văn hoá, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hoá dân tộc.


#3. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực và hạ tầng phục vụ du lịch

Để đảm bảo số lượng, chất lượng nhân sự phục vụ cho lộ trình phát triển ngành du lịch, Việt Nam có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch: quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, kỹ năng nghề du lịch.


Khuyến khích đa dạng các hình thức đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch, hình thành đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn hỗ trợ khách du lịch ở từng địa phương.


#4. Phát trường thị trường khác du lịch sang Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Nam Á

Chiến lược lần này nhắc tới việc thường xuyên điều tra, nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch.

Từ đó có cơ sở để mở rộng thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và khả năng lưu trú dài ngày: Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Nam Á.


#5. Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, giải trí biển

Những sản phẩm du lịch có chất lượng, khác biệt, có giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên của từng vùng, địa phương được ưu tiên phát triển. Trong đó, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo và du lịch thể thao, giải trí biển là một trong những sản phẩm được quan tâm đầu tư. Việt Nam sẽ tập trung nguồn lực xây dựng một số cụm du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp và xây dựng thương hiệu điểm đến này trên thị trường du lịch quốc tế.



28 views0 comments

Comments


bottom of page