top of page
Writer's pictureKate

6 việc bố mẹ có thể làm ngay để giúp con tích cực và lạc quan hơn

Các bạn nhỏ có thói quen tập trung hơn vào những mặt tích cực thường có xu hướng giải quyết vấn đề cũng như đối mặt với những thử thách cuộc sống tốt hơn – và cũng sẽ có cuộc sống vui vẻ hơn. Dưới đây là 6 cách để bố mẹ giúp con tập cách suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn.

Lý do để bố mẹ khuyến khích con suy nghĩ lạc quan hơn thì có rất nhiều, bao gồm và những ảnh hưởng tích cực về lâu dài đến những sức khỏe thể chất và tinh thần của con. Thế nhưng làm thế nào để có thể nuôi dạy một em bé lạc quan? Hãy ứng dụng sáu hướng dẫn dưới đây khi nuôi dạy con và quan sát những kết quả thay đổi tích cực.


#1. Ngừng phàn nàn

Melissa Baldauf thường cảm thấy mình bị mắc kẹt trong những lo lắng khi cô phải lái xe chở các con dưới trời mưa. “Chúng tôi sẽ không bao giờ tới được đó” cô ấy than phiền rằng “Chúng tôi luôn tới muộn”.

Những suy nghĩ theo hướng tiêu cực hay chỉ chú tâm vào những điều gây thất vọng là những yêu tố tạo nên sự bi quan điển hình.

Bố mẹ càng rên rỉ về những vấn đề tiền bạc hay những khó khăn sau một ngày làm việc mệt mỏi, khả năng trẻ sẽ học theo những điều tương tự sẽ càng lớn. Thay vào đó, bố mẹ nên cố gắng nói về những điều tốt (“Mẹ đã hoàn thành một kế hoạch lớn và khó hôm nay đó” hoặc “Hôm nay mẹ đã có một cuộc hẹn tốt đẹp với khách hàng”).

Trong bữa tối, bố mẹ có thể cùng con chơi trò “bông hồng và những chiếc gai”. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ kể về những điều tuyệt nhất và tệ nhất đã xảy ra trong ngày hôm đó. Thay vì càu nhàu về những điều tồi tệ, mục đích của trò chơi là tập trung vào những điều tích cực. Sau đó, bố mẹ có thể hướng dẫn để con có hy vọng vào những điều tuyệt vời sẽ đến với mình vào ngày mai.


#2. Cho các con cơ hội để chứng tỏ khả năng từ những việc rất nhỏ

Trước khi con trai của Priscilla Baker học mẫu giáo, cô đã bắt đầu dán danh sách những việc con cần làm trong phòng để nhắc nhở con về những công việc cá nhân như: trải giường sau khi dậy, tự mặc quần áo, đánh răng và tự dọn dẹp phòng của mình. “Các con sẽ chưa được ăn sáng cho tới khi hoàn thành hết những việc được ghi trong danh sách,” Cô nói. Cô cũng chia sẻ rằng ban đầu mình nảy ra ý tưởng này chỉ để giảm tải một phần công việc buổi sáng, thế nhưng cô cũng nhanh chóng nhận ra sự hiệu quả của việc lên danh sách những việc cần làm cho các con của mình. Các con của cô xuống nhà và tự hào nói với mẹ của mình rằng chúng đã dọn xong và hào hứng mời mẹ lên kiểm tra. 

Trẻ sẽ không phát triển tính lạc quan, thái độ “sẵn sàng làm” trừ khi trẻ có cơ hội chứng minh rằng các con có khả năng.  Tiến sĩ tâm lý học trẻ em Tamar Chansky giải thích rằng: “Bố mẹ nên để các con tự hoàn thành các công việc để trẻ nhận ra rằng các con có thể làm được.” Các công việc cần phải phù hợp với độ tuổi bởi điều trọng tâm ở đây là các bé có thể hoàn thành việc được giao. Một em bé 2 tuổi đã có thể tự nhặt đồ chơi của mình, em bé 3 tuổi đã có thể tự mang quần áo bẩn của mình vào thùng, khi con lên 4 là lúc con đã có thể cầm được chiếc đĩa và để nó vào bồn rửa, khi con 6 tuổi con đã có thể lau dọn nhẹ nhàng.


#3. Dạy con chấp nhận những rủi ro, kết quả không được tốt đẹp như mong đợi

Bố mẹ lúc nào cũng vật lộn cố gắng để bảo vệ con mình khỏi những tổn thương cả về mặt thể chất và tinh thần. Bố mẹ đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống và đã từng trải qua nhiều tình huống ngại ngùng, xấu hổ. Đó là lý do bố mẹ thường có xu hướng bảo vệ để các con không bị mắc kẹt trong những tình huống như mình. Mặt trái của việc ngăn con làm những việc mà bố mẹ cho rằng con không thể làm tốt bằng các bạn khác là con trở nên tự ti – và đồng thời sự bi quan phát triển trong tư duy của con.

Tiến sĩ Michael Thompson nhấn mạnh bố mẹ không nên quá bao bọc, thay vào đó cần để con được phát triển tự do hơn. Bố mẹ có thể cho phép bạn nhỏ mẫu giáo chơi một mình trong sân nhà hoặc dạy con cách đi tới trường một mình mà không có người lớn đi cùng. Sau khi trẻ có thể tự hoạt động một mình, bố mẹ có thể để con thực hiện những hành động khó hơn như leo trèo tại sân chơi hay cho phép con tới nhà bạn chơi và ngủ lại đó. Tiến sĩ Thompson nói rằng: “Bố mẹ sẽ không muốn con mình phải sợ hãi khi đối mặt với những điều mới lạ. Họ sẽ phát hiện ra điều mình thực sự muốn đó là khi họ được thấy con về nhà và reo lên: ‘Mẹ, con đã làm được!”


#4. Kiên nhẫn để con tự giải quyết vấn đề của mình trước khi bố mẹ can thiệp, trợ giúp

Khi tiến sĩ Reivich nghe thấy một đứa trẻ gọi con gái mình là béo, phản xạ đầu tiên của cô ấy là suy nghĩ muốn gọi cho bố mẹ của cô bé kia – nhưng cô ấy đã ngừng lại.

“Tôi muốn dạy cho con rằng con mới chính là người bảo vệ bản thân mình tốt nhất.” Cô ấy đã ngồi xuống và cũng bàn luận với con gái về những điều con sẽ nói nếu như gặp lại trường hợp ấy. Khi đó, Shayna đã nói cho mẹ về những câu nói mà mình đã chuẩn bị: “Thứ nhất, tớ không béo. Thứ hai, cậu không nên nói với bạn của mình như vậy, điều ấy là không hay.” Cô bé kia đã xin lỗi và Shayna về nhà với cảm giác rằng bản thân rất mạnh mẽ.

Kiềm chế cảm xúc tiêu cực có thể giúp bố mẹ kiểm soát hành động của bản thân tốt hơn. Những khi con gặp một rắc rối gì đó, như là cố gắng để phát âm một từ mới học hay loay hoay tìm cách lắp ghép đồ chơi, sẽ rất dễ để bố mẹ can thiệp và giúp đỡ. Nhưng tiến sĩ Reivich đưa ra lời khuyên rằng: “Để trẻ tự giải quyết vấn đề mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ sẽ thúc đẩy khả năng hoàn thành công việc và đồng thời giúp cho trẻ lạc quan hơn về những điều mình có thể làm trong tương lai.”


#5. Cẩn thận với những lời kết luận tiêu cực về năng lực của con

Có những bạn nhỏ sinh ra không nhanh nhạy với những kiến thức của những môn học tự nhiên. Bảng cửu chương luôn là một thử thách khó đối với con. Bố mẹ hẳn không chỉ một lần kêu lên trong cáu giận: “Con kém môn toán!” Thật không may rằng chỉ một thất bại nhỏ cũng đủ khả năng để khiến trẻ luôn cảm thấy rằng mình không có khả năng để làm điều gì đó: “Con không thông minh” “Con đá bóng rất tệ.” “Con không biết vẽ”

Bố mẹ cần ngăn chặn những kết luận tiêu cực về con và hãy cố gắng để thay đổi những điều đó cho con. Cách để giúp con nghĩ theo hướng tích cực hơn có thể là: “Những môn thể thao thường khó khi bắt đầu mà con” hoặc “Mẹ hiểu rằng con chưa thể nói vào thời điểm này, những một ngày nào đó con sẽ hiểu ra.” Và giúp con hiểu rằng mình không phải là đứa trẻ duy nhất vướng vào những khó khăn ấy. (“Hầu hết những bạn cùng lớp con cũng sẽ cảm thấy thất vọng như vậy” hoặc “Mẹ cũng từng có những khoảng thời gian khó khăn khi học phép trừ”).

Bố mẹ cũng có thể giúp con lạc quan trở lại bằng cách nhắc tới những kỹ năng khác mà con rất giỏi: “Con có nhớ hồi trước khi con chưa biết đọc và con đã cố gắng như thế nào để bây giờ con có thể đọc rất tốt không? Việc gì chúng ta cũng có thể làm được mà, cố lên nhé!”


#6. Hãy thành thật và thẳng thắn

Thời điểm gia đình của Tracy Reinert chuyển tới Florida, con trai của cô ấy, cậu bé Matt 6 tuổi đã gặp những rắc rối vào thời gian đầu. Cậu bé đã than phiền với mẹ rằng “Con không có một người bạn nào.”

Để khích lệ tinh thần của con, Tracy đã định khen con như sau: “Con có rất nhiều bạn ở New Jersey, và khi những bạn ở đây hiểu rằng con à một chàng trai tuyệt vời thì các bạn sẽ chủ động chơi cùng con thôi.” Nhưng cô ấy đã quyết định im lặng bởi cô không muốn con mình quá hy vọng để rồi thất bại. Đó là một hành động đúng.

Tiến sĩ Shatte khuyên rằng: “Trẻ có thể nhận ra điều gì là đúng và có thể thúc đẩy lòng tự trọng của con.” Việc trấn an con lúc mọi thứ thay đổi cũng sẽ có những mặt trái nhất định. “Sự lạc quan cần nhiều những suy nghĩ thực tế hơn là chỉ tập trung vào những mặt tích cực,” Tiến sĩ Chansky giải thích: “Việc nhận biết thực tế đang diễn ra là cách để con chuẩn bị cho mọi thứ mà con sẽ phải đối mặt.”

8 views0 comments

Comments


bottom of page