top of page
Writer's pictureKate

Cập nhật các thuật ngữ công nghệ trong ngành PR, Marketing

Công nghệ thực sự lên ngôi trong những năm gần đây và thay đổi với tốc độ chóng mặt. Sự xuất hiện và phát triển của công nghệ tác động không nhỏ tới đa số các ngành nghề, cả hiện tại và trong tương lai. Do vậy, để bắt kịp xu hướng, mỗi cá nhân làm việc trong lĩnh vực Truyền thông đều cần thay đổi để tồn tại và phát triển. Các website, các trang mạng xã hội đều xuất hiện trong công cuộc xây dựng thương hiệu là một minh chứng quá rõ ràng. Dưới đây là những thuật ngữ và kĩ thuật mỗi chuyên gia PR và Marketer cần nắm rõ trong thời đại Truyền thông kĩ thuật số đang “soán ngôi” hiện nay.



#1. SEO

SEO (Search Engine Optimization), gồm những phương pháp hạng tìm kiếm và tỉ lê hiển thị của website trên các trang web của công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Đây là một thuật ngữ không còn xa lạ với đa số bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là những người trong ngành Truyền thông hay Marketing.


Nếu đang làm việc trong khối ngành Truyền thông hay Marketing, bạn cần hiểu rõ và chi tiết về 3 khái niệm sau trong lĩnh vực SEO.


1.1. Black Hat SEO

Có thể coi Black Hat SEO là một “nhân vật phản diện” do kĩ thuật SEO này phá vỡ những quy tắc của các công cụ tìm kiếm để đạt được thứ hạng xuất hiện nhiều nhất.  Black Hat SEO không được khuyến khích do tính thời vụ cũng như trang web của bạn có khả năng bị cấm rất cao.


Black Hat SEO thường sử dụng những thủ thuật sau:

  • Từ khóa không liên quan (Unrelated Keywords): Thêm những từ khóa không liên quan tới nội dung bài viết. Điều này sẽ khiến bạn vào tầm ngắm của những công cụ tìm kiếm do sự thiếu tự nhiên, mạch lạc trong bài viết.

  • Tự động hóa nội dung (Content Automation)

  • Các trang web giả mạo (Doorway pages): Đây là những trang web chứa những từ khóa giúp tăng tỉ lệ hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, khi nhấp vào, đường link sẽ dẫn người dùng tới một trang web có nội dung không hề liên quan.

  • Che giấu (Cloaking): Nội dung hiển thị trên công cụ tìm kiếm khác với nội dung trong trình duyệt của người dùng.

  •  Văn bản hoặc liên kết vô hình (Invisible text or links): Một vài nội dung và liên kết được ẩn đi để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, có thể là nội dung màu trắng trên nền trắng hay đặt font chữ bằng 0.

1.2. White Hat SEO

Trái ngược với Black Hat SEO, White Hat SEO tuân thủ đầy đủ nguyên tắc từ những công cụ tìm kiếm. Đây cũng là kĩ thuật của những người “có tâm” với nghề. Kĩ thuật này mang tính dài hạn và tạo ra những trang web chất lượng.


White Hat SEO thường tập trung vào những yếu tố sau:

  •         Tham gia viết blog (Guest blogging): Nếu không tạo trang web riêng, bạn có thể viết blog cho các doanh nghiệp khác. Đó cũng là cơ hội giúp bạn nâng cao hiểu biết và kết bạn với nhiều bloggers khác.

  •         Link bait: Cho phép nội dung của những trang web khác hiển thị trên trang web của bạn.

  •         Chất lượng nội dung (Quality Content)

  •          Liên kết nội bộ (Internal Links): Trong một bài viết, bạn có thể chèn 1 đường link dẫn tới một trang web khác.

  •         Tối ưu hóa website (Site Optimization): Sử dụng các phương pháp giúp tăng lượng truy cập website như chia sẻ liên kết hay tag

1.3. Grey Hat SEO

Đây có thể coi là “đứa con lai” giữa Black Hat SEO và White Hat SEO. Kĩ thuật này không thể cho ra những trang web chất lượng như sử dụng White Hat SEO, tuy nhiên khả năng website bị cấm không đến mức báo động như khi áp dụng kĩ thuật Black Hat SEO.


Dưới đây là những thủ thuật thường thấy khi sử dụng Grey Hat SEO

  • Article spinning: Đây là một kĩ thuật SEO, trích dẫn hay thay đổi vài câu chữ trong nội dung gốc để tạo thành một bài mới.

  • Mua lại tên miền cũ hoặc đã hết hạn (Buying Old/ Expired Domains)

  • Google Bombing: Tăng khả năng hiển thị của website trên công cụ tìm kiếm bằng cách gắn hàng loạt những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, mặc dù không hề liên quan tới nội dung.

#2. Dữ liệu lớn (Big Data)

Dữ liệu lớn (Big Data) là một trong những thuật ngữ chỉ một lượng dữ liệu khổng lồ, bao gồm cả dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc. Hầu như dữ liệu hiện nay đều là dữ liệu phi cấu trúc và khá phức tạp nếu phân tích bằng các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống. Đối với các Marketers và PR-ers, Dữ liệu lớn là trợ thủ thiết yếu giúp hiểu rõ hơn về hành vị của khách hàng.

Nhắc tới Dữ liệu lớn, chúng ta cần xét tới hai khía cạnh sau:

  •         Sự đa dạng: Những luồng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau lan truyền với tốc độ chỉ tính bằng giây, thậm chí có thể gây “bùng nổ” nếu rơi vào những thời điểm lễ hội hay sự kiện lớn. Đây là một thách thức trong việc quản lý dữ liệu, đặc biệt với những dữ liệu phi cấu trúc.

  •         Sự phức tạp: Dữ liệu có thể đến từ bất kì nguồn nào, chính vì vậy, việc phân tích, kết nối dữ liệu tương quan với từng tầng lớp, từng mối quan hệ luôn là điều đau đầu với những nhà quản lý dữ liệu.

#3. Mạng xã hội “đen” (Dark Social)

Bạn sẽ dễ dàng kiểm soát lượng truy cập website nếu người dùng tương tác như like, chia sẻ công khai. Tuy vậy, hiện nay, có không ít khách hàng chọn chia sẻ nội dung qua tin nhắn hay Messenger trên Facebook do đảm bảo tính riêng tư.


Mạng xã hội “đen” chỉ những lượt chia sẻ, tương tác “vô hình” qua những kênh truyền thông mang tính riêng tư như email, tin nhắn hay Messenger. Theo thống kê từ RadiumOne, lượng chia sẻ qua những mạng xã hội “đen” này lên tới 84%. Điều này khiến những nhà quản trị website và doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc thống kê lượng truy cập trực tuyến.

Mạng xã hội “đen” có thể là trở ngại trong việc thống kê số liệu, nhưng qua nghiên cứu từ RadiumOne, đây có thể coi là một phương thức “marketing truyền miệng” khá hiệu quả khi tỉ lệ khách hàng chuyển đổi là không hề nhỏ.


Không thể phủ nhận khó khăn trong việc thống kê lượng truy cập do mạng xã hội “đen”, tuy nhiên, nhìn một cách tích cực, đây là một mảnh đất màu mỡ cho thương hiệu doanh nghiệp. Điều quan trọng các Marketers cần lưu ý khi quyết định phát triển kênh truyền thông này đó là xác định chính xác dữ liệu.

Dưới đây là những công cụ đo lường mạng xã hội “đen” hữu ích:

  •         Sử dụng các công cụ rút gọn liên kết như Bitly hay Owly.

  •         Triển khai các chia sẻ nội tuyến nhờ sharethis.

  •         Nếu có ý định bẻ khóa những mạng xã hội “đen này, hãy thử truy cập Getsocial hay Po.st.

#4. Nội dung do người dùng tạo (UGC –User Generated Content)

Tháng 4/2014, Starbucks đã phát động cuộc thi Starbucks’ White Cup Contest. Khách hàng tại Mỹ và Canada sẽ tự tay trang trí chiếc cốc giấy, sau đó chụp ảnh, đăng lên tài khoản mạng xã hội với hashtag #WhiteCupContest. Phần thưởng dành cho người thắng cuộc sẽ là một cốc nhựa phiên bản giới hạn có thể tái sử dụng từ Starbucks.


Trong chưa đầy 1 tháng, hơn 4000 bức ảnh được đăng lên. Đây là một chiến lược Marketing theo phương thức UGC của Starbucks, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và khẳng định chất lượng cao qua phản hồi của khách hàng.


UGC là tất cả những nội dung xuất phát từ phía người tiêu dùng dưới bất kì hình thức nào như hình ảnh, video, feedback hay bài đăng trên các trang mạng xã hội. 85% lượng người tiêu dùng thấy những hình ảnh từ UGC có có tác động lớn với họ hơn là những hình ảnh quảng cáo từ doanh nghiệp. 71% người dùng sẽ xem feedback từ những khách hàng trước, 93% khách hàng cho biết UGC có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Hãy thử áp dụng UGC cho doanh nghiệp của bạn và xem hiệu quả chiến lược này mang lại nhé.

#5. Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO- Conversion Rate Optimization)

CRO là quá trình tăng tỉ lệ chuyển đổi lượng người truy cập trang web hay những kênh truyền thông thành khách hàng. Hãy tưởng tượng mỗi ngày có 500 người truy cập trang web của bạn, trong đó có 20 người quyết định mua sản phẩm. Mục tiêu của bạn là có được 30 khách hàng trong 500 người truy cập. Bạn muốn biến những người truy cập kênh truyền thông thành khách hàng. Quá trình này là Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO).


CRO giúp cắt giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo doanh thu và phát triển của doanh nghiệp. Phát triển, cải thiện chất lượng trang web hay ứng dụng thường xuyên là một chiến lược hiệu quả gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.


Trước khi tiến hành CRO, hãy xác định mục tiêu chuyển đổi của doanh nghiệp. Một số mục tiêu chuyển đổi phổ biến theo từng ngành như:

  •         Phương tiện truyền thông – lượt views, lượt xem quảng cáo, lượt subcribe,

  •         Thương mại điện tử – doanh số sản phẩm, lượt thêm vào giỏ hàng, tỷ lệ hoàn thành giỏ hàng, lượt đăng ký nhận thông báo qua email

  •         Du lịch: lượt đặt phòng, mua phụ trợ, chia sẻ xã hội

  •         B2B: lượt khách hàng tiềm năng, giao dịch đã đóng


#6. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate) là số liệu được sử dụng trong phân tích lượng truy cập website, thể hiện tỉ lệ người truy cập chỉ xem 1 trang duy nhất trong website và rời đi, không có bất kì tương tác nào.


Tuy nhiên, thuật ngữ Exit Rate lại khiến đa số nhầm lẫn. Nếu Bounce Rate chỉ tỉ lệ người truy cập 1 trang duy nhất trong website sau đó rời đi thì Exit Rate thể hiện tỉ lệ người truy cập nhiều trang trong website rước khi thoát. Dù cùng có chức năng đo lường tỉ lệ thoát của người truy cập, nhưng Bounce Rate và Exit Rate lại có những điểm khác nhau mà các Marketers cần chú ý, tránh tính toán nhầm lẫn.


Tỉ lệ thoát trung bình của các website thường rơi vào 20-70%. Nếu tỉ lệ thoát của website rơi vào một trong hai trường hợp sau, đó thực sự là lời cảnh báo cho trang web của bạn:


  •         Tỉ lệ thoát trên 90%: Hầu như tất cả mọi người đều thoát khỏi website sau khi xem chỉ 1 trang duy nhất. Đây quả thực là “báo động đỏ” cho doanh nghiệp. Hoặc thay đổi lại design, nội dung, hình ảnh, hoặc hãy tự khai tử trang web của mình.

  •         Tỉ lệ thoát dưới 20%: Có vẻ như tình hình vô cùng khả quan. Tuy nhiên, con số này cực hiếm khi xảy ra và chắc chắn việc phân tích không thể chính xác. Hãy tìm hiểu nguyên nhân, có thể do mã phân tích trùng lặp hoặc sai một số liệu nào đó trong quá trình phân tích.

52 views0 comments

Comments


bottom of page