top of page
Writer's pictureKate

Con dưới 3 tuổi: Phải làm gì khi con mất bình tĩnh và không kiểm soát được hành vi?

Một người mẹ đã tâm sự rằng: “Tôi đã rất lo lắng khi nhìn thấy con mình không nghe lời, không kiểm soát được hành vi. Con nổi giận liên tục. Tôi nhìn con như vậy mà buồn rơi nước mắt. Nhưng rồi tôi quyết định là mình sẽ kiên nhẫn đồng hành và hướng dẫn để con có thể bình tĩnh hơn, nghe lời mẹ hơn.


Chỉ vừa mới phút trước bố mẹ dạy con rằng con không nên đánh anh em của mình bằng đồ chơi, con đã ngay lập tức có một hành vi khó chịu khác khiến bạn phiền lòng – và chu trình cứ thế lặp lại. Làm thế nào để nói mà các con nghe lời hơn khi các con mới ở độ tuổi mới biết đi, vẫn đang tìm hiểu mọi sự vật?


Một số bố mẹ tin rằng chỉ có thể khiến con nghe lời bằng cách cứng rắn với con, bằng đòn roi và trừng phạt. Những “chiến lược” được nhắc đến dưới đây không bao gồm những kỷ luật cứng nhắc ấy. Dưới đây là bảy chiến lược sẽ giúp ích cho bố mẹ trong hành trình giúp con hiểu được các giới hạn và ngăn các hành vi xấu của con.


1. Giải thích cặn kẽ cho con khi mỗi tình huống không hay xảy ra

Tác giả của cuốn The Discipline Miracle, Pearson đã nói: “Nếu như bạn chỉ luôn nói ‘không được’, con sẽ chỉ hiểu rằng bạn không thích điều con vừa làm, mà con sẽ không hiểu lý do tại sao con không nên làm thế. Và sau này khi gặp những trường hợp khác, con vẫn sẽ lặp lại những hành động như vậy.”

Hãy nói để con hiểu những điều cốt lõi của vấn đề. Giải quyết kể cả những trường hợp nhỏ, tiểu tiết. Nghe có vẻ phiền phức nhưng nếu không quan tâm những điều nhỏ sẽ dễ dẫn đến việc tạo cho con bạn suy nghĩ rằng “ai quan tâm chứ” và những thói quen của con sẽ dần hình thành.


“Hãy giữ mối quan hệ tốt với con. Điều đó quan trọng với sự phát triển của con hơn là cố gắng bắt ép con đi theo con đường mà con không muốn.” Bác sĩ nhi khoa Elizabeth Berger nói. Bố mẹ thường lo lắng rằng nhượng bộ có thể khiến con trở nên hư hỏng, thế nhưng điều đó là không chính xác.


Một trường hợp nhỏ để bố mẹ có thể hình dung mình nên nhượng bộ con ra sao là đủ:

Khi bố mẹ thấy con bày bừa khắp mọi nơi, mặc dù bố mẹ đã cố bảo con đừng làm lộn xộn mọi thứ lên, và lúc ấy con đang trong tình trạng buồn ngủ. Trong trường hợp này, bố mẹ nên để con đi ngủ thay vì lải nhải và bắt con dọn dẹp rồi mới được ngủ. Sau khi con thức dậy, hãy khuyến khích con tự dọn dẹp và đưa ra phần thưởng (chơi một đồ chơi hay ăn một món ngon con yêu thích chẳng hạn). Những sự thúc đẩy tích cực của bố mẹ sẽ tạo động lực cho con làm nhiều hành động tốt hơn và hạn chế những hành vi chống đối, hành vi xấu.


2. Biết điều gì kích động con

Những hành vi xấu của con có thể ngăn chặn được, miễn là bố mẹ tìm ra điều châm ngòi cho nó và có kế hoạch khéo léo để giúp con, chẳng hạn đưa cho con những đồ vật phân tán sự tập trung của con. Chiến lược này khá hữu dụng. Đối với em bé đang ở tuổi mới biết đi, có thể những cuộn giấy vệ sinh cực kỳ thu hút các con. Việc kéo giấy vệ sinh đi khắp nơi trở thành một hoạt động thú vị và đôi khi khá phấn khích đối với con. Bố mẹ lại có thể thấy khó chịu vì việc con kéo cuộn giấy đi có thể làm bừa bộn nhà và hỏng cuộn giấy. Nếu như bố mẹ nhắc vài lần mà con vẫn tiếp tục chơi cuộn giấy, bố mẹ có thể đợi con chơi chán cuộn giấy đó rồi từ sau để ý đặt cuốn giấy ở vị trí cao hoặc con khó tìm. Con sẽ không có cơ hội để nghịch ngợm cuộn giấy nữa.


Nếu như con thích thú với việc lật đổ những đồ vật trên kệ của cửa hàng thì hãy mang đồ chơi để con chơi khi bố mẹ đang đi mua đồ.

Nếu như con không thích chia sẻ thú bông với các bạn khác, hay cất những con thú bông đi trước khi những đứa trẻ khác tới chơi.

Và nếu như con bạn thích dùng bút màu vẽ lên tường, thì hay cất bộ chì màu vào nơi con không tìm được và chỉ cho con chơi khi có sự giám sát.


3. Hãy chuẩn bị trước tất cả những tình huống có thể xảy ra

Một số em bé có những hành động quá khích khi bị đói, bị quá mệt, hoặc bị kẹt trong những bức bối từ bên trong. Nếu con có xu hướng vui vẻ và tràn đầy năng lượng vào buổi sáng nhưng lại có dấu hiệu mệt mỏi và dễ cáu giận sau bữa trưa, hãy lên lịch đưa con cùng đi mua hàng và đến bác sĩ vào buổi sáng, khi con đang trong tình trạng tốt nhất. Chuẩn bị cho con những kinh nghiệm mới và giải thích cho con điều mà bạn kỳ vọng con sẽ hành động.

“Trong vòng vài phút, chúng ta cần thu dọn hết đồ chơi và chuẩn bị để về nhà.” Con càng hiểu được mình nên làm gì trong trường hợp nào thì con càng ít gây ồn ào.


4. Hãy kiên định

“Vào khoảng thời gian giữa 2 và 3 tuổi, con sẽ bước vào giai đoạn nhận thức nhiều nhất về việc hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào” Claire Lerner, Giám đốc Tài nguyên nuôi dạy con cái của Zero to Three, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của trẻ, giải thích: “Nếu phản ứng của bạn đối với một tình huống luôn thay đổi, bạn sẽ khiến con bị bối rối vì những biểu hiện lẫn lộn của mình. Ví dụ như vào một ngày bạn bảo con ném quả bóng vào tường nhưng ngày hôm sau lại la con vì con đá bóng vào tường. Hãy thật nhất quán trong cách phản ứng về những hành động của con.”

Nếu bố mẹ luôn luôn ứng xử nhất quán đối với các hành động của con, con sẽ họ được bài học sau khoảng 4 đến 5 lần. Khi con cắn ngón tay, hãy luôn nói với con rằng: “Đừng cắn móng tay con! Khi con cắn ngón tay, mẹ sẽ buồn đấy!” và luôn lặp lại điều đó mỗi khi điều ấy xảy ra.


5. Đừng quá xúc động

Rất khó để có thể bình tĩnh khi con cứ chơi với chú cún thay vì đứng lên và đi đánh răng. Thế nhưng nếu nổi giận, bố mẹ sẽ không thể truyển tải được điều mình muốn tới con và tình huống thì trở nên căng thẳng rất nhanh.

“Khi trẻ bị nhấn chìm bởi những cảm xúc tiêu cực của bố mẹ, con sẽ chỉ nhìn thấy những cảm xúc đó thay vì nghe xem bạn đang nói điều gì.” William Coleman, giáo sư nhi khoa tại Đại học Y North Carolina khuyên các bố mẹ. Vì vậy bố mẹ nên kiềm chế không cao giọng với con. Hãy hít một hơi thật sâu, đếm đến ba và nhìn vào mắt con. Sau đó nhanh chóng, chắc chắn và thật nghiêm túc, nghiêm khắc khi truyển tải sự khiển trách của mình tới con.

Tiến sĩ Berger khuyên rằng “Thay vì cố đạt mục tiêu kiểm soát con, bố mẹ nên cố gắng kiểm soát tình hình”.  Bố mẹ cần giảm kỳ vọng về tính kiên nhẫn và khả năng tự kiểm soát của con. Nếu bố mẹ đặt mục tiêu là giữ cho ngày trôi qua thật suôn sẻ, cả nhà đều ít có cơ hội cảm thấy khó chịu thì đó là một hướng đi hợp lý.


6. Nghe và nhắc lại

Bất cứ khi nào có cơ hội, bố mẹ nên nhắc cho con về những điều con cần phải hiểu. Lúc con than phiền về việc bố mẹ không để con bóc gói kẹo, bố mẹ có thể nói cho con hiểu: “Con đang giận mẹ vì mẹ không cho con mở gói kẹo cho đến khi chúng ta về nhà đúng không? Mẹ rất tiếc khi con cảm thấy như vậy, nhưng tại cửa hàng chúng ta không được phép mở chúng cho tới khi ta trả tiền. Đó là quy định.” Điều đó không thỏa mãn được ham muốn của con, thế những sẽ giúp con nguôi đi cơn giận dữ.


7. Giải thích mọi thứ ngắn gọn và đơn giản

Bố mẹ thường hướng đến những lý do dẫn đến những hành động của con, giải thích chi tiết với con về những hành động sai và cũng giảng giải về những điều mà con sẽ mất nếu con hành động sai. Nhưng giống như những chiến lược khác, quá nhiều không bao giờ là quá tốt. Những đứa trẻ chưa có khả năng nhận thức hay lý giải những câu từ phức tạp. Các em bé 2 hoặc 3 tuổi có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ, nhưng vẫn sẽ thiếu đi sự tập trung để hiểu được hết những điều bạn đang nói.

Thay vào đó, bố mẹ nên nói với con những cụm ngắn, nhắc lại vài lần và kết hợp với cảm xúc hay biểu cảm khuôn mặt.


Giả sử bố mẹ có con 18 tháng tuổi đánh vào tay mình, hãy nói: “Không được! Đừng đánh mẹ! Rất đau đó! Đừng đánh nhé!”. Đối với bé đã lên 2 tuổi nhảy trên sô pha, hãy nói: “Không nhảy trên sofa đâu con. Không nhảy nhé. Nhảy trên sô pha rất nguy hiểm. Con có thể ngã.” Và khi con đã được 3 tuổi đã nhận thức được nguyên nhân và kết quả, bố mẹ có thể cho con biết hậu quả con có thể bị: “Con cần phải đánh răng. Con có thể tự làm, hoặc bố mẹ sẽ làm điều ấy cho con. Con quyết định đi nào. Con càng để lâu, con càng phải đi gặp bác sĩ răng sớm đó.”


8. Đưa ra cho con những lựa chọn

Khi con không chịu làm (hoặc dừng làm) một điều gì đó, vấn đề thường sẽ là: người khác có thứ mà con muốn.

Vì vậy, bất kì khi nào có thể, bố mẹ hãy cho con một vài lựa chọn với số lượng giới hạn. Thay vì ra lệnh cho con dọn dẹp phòng, bố mẹ nên hỏi ý của con: “Con muốn điều gì hơn? Dọn đồ chơi hay Thu quần áo?” Những lựa chọn cần được giới hạn trong số lượng nhỏ, cụ thể và bạn có thể đáp ứng được. “Con muốn bắt đầu từ đâu?” điều ấy có thể giúp bố mẹ kiềm chế em bé đầy năng lượng của mình.


9. Để ý đến từ ngữ khi nói chuyện với con

Bố mẹ có thể đổi chủ ngữ “Con” thành “Bố/Mẹ” để truyển đạt ý muốn nói với con. Thay vì nói “Con thật ích kỷ khi thậm chí không cho bạn thân của mình chơi chung”, bố mẹ hãy thử nói “Mẹ thích những em bé ngoan và biết cách chia sẻ đồ chời của mình cùng các bạn khác hơn.”

Một mẹo khác là tập trung vào những gì con có thể làm thay vì bảo con đừng làm điều gì đó. Nếu bố mẹ nói với con mình, khi ấy tầm 3 tuổi, rằng con không thể để chiếc xe ba bánh của mình trên vỉa hè. Một cách tiếp cận tốt trong trường hợp này: “Nếu con để xe của con lên hiên nhà, chiếc xe sẽ không bị va chạm và trầy xước nhiều.”


Bố mẹ cần kiểm soát tông giọng và câu từ để con không hiểu nhầm thành bố mẹ không còn yêu con nữa. “Mẹ không thể chịu đựng nổi khi con hành động như thế” câu nói này nghe như bố mẹ muốn chấm dứt tại đây vậy. Kể cả khi diễn đạt nhẹ nhàng hơn rằng: “Mẹ không thích con đẩy chai lọ tại cửa hàng như vậy”, bố mẹ vẫn cần thể hiện cho con thấy rằng điều mà mình không thích là một hành động cụ thể của con chứ không phải bố mẹ không thích con.


10. Dạy con biết đồng cảm

Điều này hiếm khi được một em bé trên dưới 3 tuổi có thể hiểu rõ ràng. Con cần hiểu vì sao mình không nên làm những gì mà con cho là vui, như là đấm, đá, hoặc giật đồ chơi của một bạn khác. Bố mẹ hãy dạy con hiểu được mình cần đồng cảm: “Khi con đánh, đấm mọi người, mọi người sẽ thấy đau”; “Khi con lấy đồ chơi của bạn, bạn sẽ cảm thấy rất buồn bởi vì bạn vẫn muốn chơi với chúng.”

Điều đó giúp cho con thấy được những việc con đã làm ảnh hưởng như thế nào đến người khác và dạy con biết nghĩ đến hậu quả trước khi hành động.


11. Cho con khoảng thời gian một mình

Nếu như việc nhắc lại những điều ngăn cấm, cố gắng chuyển hướng hay nhắc cho con về những điều con sẽ mất đều không thể giúp con dừng các hành vi của mình lại, bố mẹ nên cân nhắc đến việc đưa con vào một khoảng yên tĩnh một mình (khoảng 1 phút trên 1 năm tuổi). Tiến sĩ Karp nói rằng: “Đây là một biện pháp kỷ luật tuyệt vời cho trẻ khi mà các con dành phần lớn thời gian để làm những hành vi không được phép.”


Trước khi áp dụng khoảng thời gian một mình, hãy nhìn con bằng khuôn mặt nghiêm túc và nói với con một lời cảnh báo bằng giọng điệu nghiêm khắc (Ví dụ như: “Mẹ sẽ đếm tới ba, nếu con không dừng lại, con sẽ phải ở một mình cho tới khi biết nhân lỗi. Một, hai, BA!”) Nếu con không nghe lời, đưa con đến chỗ tĩnh lặng và an toàn mà bố mẹ đã tạo riêng để con ngồi ở đó mỗi khi áp dụng hình thức kỷ luật này.

Một số bố mẹ đã áp dụng hình thức kỷ luật này xác nhận rằng con mình thực sự ghét khoảng thời gian một mình. Ban đầu con sẽ cố làm dù bố mẹ đã nói với con về hậu quả rất nhiều lần. Sau đó vài tuần, con đã học được bài học. Sự thật là trẻ từ 2 đến 3 tuổi không hề thích bị tách ra khỏi bố mẹ và đồ chơi, vậy nên mối đe dọa đơn giản của khoảng thời gian một mình là đủ để dừng những hành động của các con lại.


12. Đưa ra những lựa chọn khác nhau

Khi bố mẹ muốn con ngừng làm điều gì đó, hãy luân phiên đưa ra những đề nghị khác nhau cho con để tìm hiểu cảm giác của con như: nói, đánh vào gối hoặc đập chiếc búa đồ chơi.

Con cần học được rằng khi nào cảm xúc và sự ham thích của mình được chấp nhận và khi nào thì không. Đồng thời, bố mẹ cũng có thể cổ vũ trẻ để con tự nghĩ ra những lựa chọn thay thế mà mình muốn.

Đến giai đoạn 3 tuổi, con đã biết cách tự giải quyết các vấn đề đơn giản. Chẳng hạn nếu bố mẹ hỏi: “Con nghĩ nên làm như thế nào để bạn cho con chơi đồ chơi cùng?” Bí quyết cho phương pháp này là nghe những ý tưởng của con bằng một tư duy mở. Đừng bác bỏ bất cứ thứ gì quá nhanh mà hãy nói chuyện với con về những kết quả có thể xảy ra trước khi quyết định làm một điều gì đó.


13. Khen con mỗi khi con có hành vi tốt

Rất khó có khả năng con sẽ luôn làm tất cả những điều bố mẹ muốn. Nếu điều đó xảy ra, bố mẹ nên nghĩ về lý do con nghe lời mình. Các em bé thường chống lại sự kiểm soát và các con biết khi nào thì bố mẹ sẽ bảo mình làm điều mà mình không muốn. Những việc đó lặp lại khiến các con sẽ cảm thấy rằng việc chống lại bố mẹ mình là hoàn toàn hợp lý. Vì vậy khi con cư xử tốt thì bố mẹ nên thưởng cho con một viên kẹp chẳng hạn: điều đó khiến con được chữa lành.

Bố mẹ nên cẩn trọng khi thưởng cho con bằng những cách thức đối xử đặc biệt hay những phần thưởng hữu hình. Điều này, hơn bất cứ thứ gì, có thể mang lại cảm giác tin tưởng cho sự kỷ luật.


14. Luôn luôn tích cực

Cho dù bố mẹ cảm thấy thất vọng như thế nào về những hành vi sai của con, đừng trút hết lên con cái hoặc để cho con nhìn thấy. “Mọi người thường nghe sếp nói ‘Tôi không biết nên làm gì với nhân viên của mình nữa. Họ giúp vận hành công ty và tôi thì cảm thấy mình chẳng có quyền lực để làm gì’ và họ sẽ không còn tôn trọng ông sếp đó nữa.” Pearson giải thích. Điều này cũng tương tự với trẻ. Khi trẻ nghe bố mẹ nói về mình theo những cách thất vọng hay tiêu cực. Các con sẽ không còn thấy bố mẹ mình tốt đẹp nữa, và cuối cùng vẫn sẽ lặp lại những hành vi không tốt.

Cảm thấy khó chịu là điều hoàn toàn bình thường đối với bố mẹ. Nếu bố mẹ cảm thấy mình đã quá sức chịu đựng, hãy tìm đến một người nào đó để xin lời khuyên, một chuyên gia hay một bác sĩ nhi khoa chẳng hạn.


Các lứa tuổi và giai đoạn

Hiệu quả của kỷ luật sẽ bắt đầu trong khoảng thời gian trẻ phát triển và hiểu được nhiều điều. Những điều cần biết trong các giai đoạn như sau:


Đối với trẻ 18 tháng tuổi, các con tò mò, không biết sợ, bốc đồng và thích chuyển động, cũng như không biết gì về hậu quả của những hành động mà mình gây ra – tâm điểm của mọi sự rắc rối.


Tiến sĩ Coleman nói về độ tuổi này như sau: “Hình dung của tôi về một em bé 18 tháng tuổi là một đứa trẻ luôn chạy khỏi mẹ nhưng sẽ luôn ngoảnh mặt lại nhìn mẹ. Nếu mẹ còn ở đó, bé sẽ tiếp tục chạy tiếp. Mặc dù các con đã có một vốn từ vựng tương đối tốt và có thể hiểu được những hướng dẫn đơn giản, các con vẫn không thể truyền đạt được tốt những gì mình muốn hay hiểu được những lời khiển trách dài. Các bé có thể đánh hoặc cắn để thể hiện sự bất mãn hoặc chỉ đơn giản là muốn lôi kéo sự chú ý. Hậu quả gần như đến ngay lập tức. Thực ra, nếu bố mẹ chờ đến 10 phút để phản ứng lại, con sẽ không nhớ về những hành động mình đã làm sai hoặc liên hệ được những hậu quả đó với điều mình đã làm.


Khi được 2 tuổi, con sẽ bắt đầu thử vận động xem đâu là giới hạn của mình, bằng cách chạy, nhảy, ném đồ và leo trèo. Con sẽ nói một số từ. Con có thể trở nên thất vọng khi không thể diễn đạt được ý mình, và sẽ cáu bẳn vì điều đó. Trẻ ở độ tuổi này sẽ cảm thấy mình là trung tâm của mọi thứ và ghét việc phải chia sẻ. Hậu quả thường diễn ra ngay sau đó vì những đứa trẻ hai tuổi chưa thể nắm bắt được thời gian. Nhưng vì con vẫn chưa thể kiểm soát được sự xúc động, hãy cho con cơ hội khác ngay sau khi sự việc xảy ra.


Với những đứa trẻ lên ba, các con đã biết nói và thường dùng ngôn ngữ để tranh luận về quan điểm của mình. Các con thích được ở cùng bạn bè với nguồn năng lượng vô tận, và có thể gặp khó khăn khi phải tự chơi một mình ở nhà. “Đưa những đứa trẻ ba tuổi tới phòng gym hay lớp karate sẽ giúp con thỏa mãn sự khao khát đối với các liên kết xã hội và giúp con giải phóng bớt năng lượng.” Bác sĩ Karp diễn giải. “Ở độ tuổi này, trẻ cần liên kết xã hội giống như cần thức ăn và tình cảm vậy.”


Con cũng bắt đầu hiểu được những điều đúng đắn từ những việc làm sai, hiểu được nguyên nhân và hậu quả, và nhớ được điều ấy sau vài giờ. Hậu quả có thể bị trì hoãn và để lại những tác động lớn. Vì vậy những sự giải thích của bố mẹ về hành vi cần được chi tiết hơn. Ví dụ con ném đồ ăn vào chị mình, bố mẹ hãy nhắc con về luật không ném đồ ăn và giải thích rằng nếu con làm vậy một lần nữa, con sẽ không được xem chương trình mình thích. Nếu con tiếp tục, hãy lấy đồ ăn đi. Khi con muốn xem TV thì hãy nhắc cho con nhớ: “Con có nhớ mẹ đã nói con không được ném đồ nhưng con vẫn làm không? Hậu quả của việc đó chính là con không được xem TV hôm nay.”

3 views0 comments

Comments


bottom of page