top of page
Writer's pictureKate

Doing nothing & sức mạnh của khoảng thời gian “chẳng làm gì cả”

Chuyện ngụ ngôn về hai chú cá sấu

Con cá sấu già đang trôi nổi trên bờ sông khi một con cá sấu trẻ hơn bơi lại gần nó và nói: “Nghe nói anh là tay thợ săn khét tiếng nhất trong vùng. Vậy, anh có thể chỉ cho tôi cách săn mồi được không?”'


Bị đánh thức từ một giấc ngủ dài trong buổi chiều đẹp trời, con cá sấu già với đôi mắt bò sát của mình liếc nhìn con cá sấu trẻ, không nói một lời và rồi tiếp tục chìm vào giấc ngủ. Thất vọng và cảm thấy bị xem thường, con cá sấu trẻ bơi ngược dòng để đuổi theo đàn cá trê, để lại làn nước sủi bọt đục ngầu sau đuôi.


“Tôi sẽ chứng minh cho anh thấy”, nó nghĩ thầm.

Vài tiếng sau, nó quay trở lại và thấy con sấu già vẫn đang say giấc. Thế là, nó bắt đầu khoe khoang về chuyến đi săn thành công của mình: “Hôm nay, tôi đã săn được vài con cá trê. Thế anh đã bắt được gì rồi? Không có gì hả? Hoá ra anh cũng có đâu có khét tiếng cho lắm nhỉ?”.


Con cá sấu già bình thản một lần nữa nhìn tên cá sấu trẻ, không nói gì cả, nhắm mắt lại và tiếp tục trôi nổi trên mặt nước khi những chú nai nhỏ xíu bay nhẹ vào tảo trên bụng.


Phẫn nộ vì không nhận được bất cứ lời đáp nào, con sấu trẻ lại bơi ngược dòng lần thứ hai để tìm thứ khác để săn. Sau vài tiếng quần thảo, nó đã kiếm được miếng mồi mới là một con cò nhỏ. Nhếch mép, nó tiến lại gần con cá sấu già, chắc mẩm bấy nhiêu là đủ để chứng minh cho lão biết ai mới là tay thợ săn thực thụ. Vô cùng khoái chí, nó bơi nhanh về phía con cá sấu già vẫn đang ở nguyên chỗ cũ.


Tuy nhiên, lần này, có một con linh dương lớn đang cúi đầu uống nước rất gần chỗ của con sấu già. Nhanh như cắt, con sấu già phóng khỏi mặt nước, mở to miệng ngoạm chặt lấy cổ con linh dương, giật mạnh nó xuống làn nước đục ngầu và nhanh chóng kết liễu đời con vật xấu số.


Sững sờ, con cò ở miệng cá sấu trẻ rớt xuống, trong khi nó tròn mắt nhìn lão thợ săn cự phách của khúc sông thưởng thức bữa ăn hơn 200 kg của mình. Lúc này, giọng nó mới run run: “Làm ơn… làm ơn chỉ cho tôi biết anh làm cách nào được như thế vậy”.


Nuốt một miếng thịt linh dương khổng lồ, con sấu già cuối cùng cũng mở miệng đáp: “Tôi không làm gì cả”



Làm điều cần thiết với bận rộn khoe khoang

Trong những ngày đầu thành lập JotForm, tôi giống như con cá sấu trẻ tuổi kia – tin rằng tôi luôn phải làm một cái gì đó để có được kết quả.


Vào thời điểm ấy, nếu ai đó bảo rằng tôi sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu dành nhiều thời gian hơn để “không làm gì cả”, chắc tôi sẽ trợn tròn mắt rồi lại tiếp tục với lịch làm việc 16 tiếng một ngày của mình. Đã một thời tôi nghĩ rằng để thành công, bản thân phải liên tục xây dựng, làm việc và phát triển những điều kế tiếp – bất chấp”điều” đó là gì đi nữa. Tất cả chúng ta đề gặp vấn đề với việc phải lao động cật lực. Thế nhưng, bận rộn và thành công lại không hề gắn liền với nhau. Và, tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta biết ưu tiên cho việc “không làm gì cả”, chúng ta hoàn toàn có thể bắt được nhiều con linh dương to lớn hơn chỉ vài con cá trê như trong câu chuyện trên.


Bí quyết ấy hữu hiệu với tôi và hy vọng rằng nó cũng hữu hiệu với bạn.


Tuy nhiên, làm ít hay không làm gì thì đều là câu chuyện nói dễ hơn làm, đặc biệt là trong một xã hội ai cũng đều cực kỳ bận rộn. Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn về nỗi ám ảnh phải bận rộn không lành mạnh này…


Nhân loại đã phải vật lộn với sự bận rộn này từ thủa sơ khai hoặc ít nhất là từ năm 425 trước công nguyên khi Homer dạo chơi trên trái đất. Odysseus kể về câu chuyện của những người ăn hoa sen – những người kỳ lạ lười biếng dành cả ngày dài để ăn hoa sen mà chẳng làm gì cả. Và rồi, điều còn kỳ lạ hơn cả tiểu thuyết đó là những người này hoàn toàn hài lòng với cuộc sống ấy. Homer đã viết rằng, sau khi một số người đi cùng Odysseu cũng bắt đầu ăn hoa sen, họ trở nên giống như những người kỳ lạ kia: bình thản, thư giản và có chút gì đó thờ ơ.


Sợ hãi rằng nếu tất cả đám người trong đoàn của mình sau khi ăn hoa sen đều không có động lực trở về nhà, Odysseus đã ra lệnh trói những người đàn ông bị ảnh hưởng này vào băng ghế và cho thuyền đi ngay lập tức.


Có một điều thú vị rằng, phản ứng của Odysseus với việc “không làm gì” có sự tương đồng với những ông chủ CEO, những nhà sáng lập, những người quản lý… – những người “nghiện” bận rộn công việc và xa lánh tất cả những suy nghĩ “không làm gì”.


Cả thế giới nói chung đều đang cân đo giá trị dựa trên sự bận rộn so với chất lượng công việc. Trong nhiều trường hợp, “bận rộn” trở thành một biểu tượng của toàn xã hội. Đã bao nhiêu lần bạn nghe hay từng có những cuộc hội thoại như thế này…

“Gần đầy bạn thế nào, Mark?” “Ôi tôi bận tối mày tối mặt” “Đó là điều tuyệt vời – hãy tiếp tục thôi nào anh bạn!”

Chúng ta đã vô thức đánh giá giá trị của một con người dựa trên số giờ họ làm việc, số tiền họ có, những gì họ kiếm và mặc kệ họ có phải vất vả ngược xuôi hay không.

Trong cuốn sách “4-Hour Work week” (tạm dịch “Tuần làm việc 4 giờ”) của Tim Ferriss, tác giả đã mỉa mai đầy hóm hỉnh về thực trạng này rằng nếu bạn muốn thăng tiến, bạn cần cho thấy bản thân càng bận rộn, càng làm việc trong nhiều giờ kéo dài, bận tốt mắt tối mũi và liên tục trả lời mail thì càng tốt.


Tuy nhiên, sớm hay muộn, tất cả chúng ra sẽ phải tự hỏi chính bản thân sứ mệnh của mình là gì – liệu có phải trở thành người bận rộn nhất hay là người tạo nên nhiều sức ảnh hưởng nhất?

Và điều thú vị là khi chúng ta nhìn vào những thành tựu của những bộ óc vĩ đại nhất, ta luôn thấy họ dành thời gian quý báu của mình để “không làm gì cả”. 


Sức mạnh của việc “không làm gì cả”

Dành thời gian của đời mình để “không làm gì cả” quả là một thách thức – nhất là trong tuần làm việc, chung ta “ngập đầu” với những cuộc họp, những thông báo và thậm chí cả những nhiệm vụ ngày một chồng chất.


Chính những nhà sáng lập bận rộn đã tiên phong triển khai “Think Weeks” trong những lịch trình hàng ngày của mình – cả một tuần dài họ dành để phản ánh, đọc, suy nghĩ và sống tách biệt với thế giới ngoài kia vẫn không ngừng quay cuồng vận hành. Trong khi những nhà sáng lập trẻ như Mike Karnjanaprakorn của Skillshare hay những tên tuổi lớn khác như Steve Jobs, Mark Zuckerberg và Tim Ferriss mới bắt đầu tiếp nhận phương pháp này, thì chính Bill Gates đã là người khiến “Think Weeks” trở nên nổi tiếng.


Trong nhiều năm điều hành Microsoft, Gates luôn áp dung “Think Weeks” hai năm một lần trong lịch làm việc của mình, không phải kỳ nghỉ mà chính xác là khoảng thời gian “không làm gì cả”. Gates tuân thủ rất nguyên tắc với “Think Weeks” đến nỗi cắt đứt liên lạc với gia đình, bạn bè hay nhân viên của Microsoft. Bill Gates cũng tự thừa nhận rằng những ý tưởng làm nên thành công của Microsoft như ngày hôm nay đều nảy ra trong khi “không làm gì cả”.


Dành cho mình những khoảng thời gian “không làm gì”

Bạn không nhất thiết phải xa lánh gia đình hay bạn bè để bắt đầu “Think Weeks”. Ví dụ như trong trường hợp của tôi. Hàng năm, tôi đều dành ra ít nhất một tuần xa rời công ty và về quê để phụ giúp bố mẹ thu hoạch oliu. Tất cả những suy nghĩ về độ tăng trưởng hay tỷ lệ chuyển đổi đều biến mất khi bạn thu hoạch oliu. Tôi biết rằng nhặt nhạnh ôliu không thể giúp tôi nằm trong top của TechCrunch nhưng đó cũng chỉ là thước đó thành công cá nhân mà thôi. Và biết đâu đấy, một trong những ý tưởng xuất sắc nhất của tôi lại loé lên trong khoảng thời gian đó.


Cho những ai nghỉ cả một tuần dài trong năm để “không làm gì”, tôi khuyến khích bạn lựa chọn một một cách khác đó là: Tránh xa mọi công nghệ.


Vào thứ bảy hoặc chủ nhật, hãy ép bản thân rời xa mọi công nghệ. Tắt mọi thiết bị di động, laptop và giấu chúng vào trong một cái tủ hoặc dưới giường ngủ. Và hãy làm như thế với mọi thiết bị công nghệ của bạn và thậm chí là cả truyền hình kỹ thuật số.


Hãy để cho não của bạn có không gian để suy nghĩ bằng cách bước ra khỏi guồng xoáy hàng ngày và không làm gì cả. Tâm trí của bạn sẽ có thời gian để chạm đến những ý tưởng mới và xa hơn là tìm ra cách phát triển những ý tưởng cũ. Bạn có thể nhận ra rằng thành công đến từ thói quen đó có sự tương đồng với chính thành quả của con cá sấu già trong câu chuyện mở đầu kia.


Khi chúng ta tự nhủ mình có thể đạt được nhiều hơn bằng cách lùng sục khắp mọi nơi, đôi khi điều tốt nhất vẫn là nhắm mắt lại và nằm tim một chỗ. Và, đợi, cho đến khi con linh dương xuất hiện. (Được xuất bản lần đầu trên JOTFORM.COM)

107 views0 comments

Comments


bottom of page