top of page
Writer's pictureKate

Dũng cảm, cam kết & xong việc

Trước mình học được bác quản lý người Ấn trò tracking short project bằng bảng WIP (Work In Process), ép bao thế hệ nhân sự làm theo, có gái xinh giờ vẫn nhắc, bảo nghĩ đến chị là đầu em bật ra câu nói "Update wip đi". Nó là một cái bảng nhìn tổng thể của cả dự án, nôm na được thiết kế với hệ toạ độ Ox Oy Oz các kiểu, để ai nấy nhìn vào đều hiểu các nhiệm vụ lớn của dự án, mà cũng nhìn luôn được các nhiệm vụ theo từng chức năng. Đối với mình thì cái bảng đó chính là một trong số các chiến lược để hiện thực hoá triết lý công việc "Giao tiếp có bối cảnh". Không nói ra chắc chẳng chú nào biết hehe.


Hồi đầu năm đặt bút viết kế hoạch phát triển bản thân trong năm mới, trong đó có gạch đầu dòng to đùng là phát triển năng lực quản lý. Loay hoay cơm gạo một hồi, mình nghĩ mình sẽ bắt đầu nâng cấp cái bảng wip, thứ mà nửa năm nay chưa kịp ốp vào tổ đội BetterCre.


Nghĩ là làm, hôm qua mình mới ngồi ngắm nghía nghĩ cho em nó hình thức mới, tàn bạo hơn (hehe), mình đưa thêm trục Ot, tức là khung thời gian theo giờ luôn. Mình gọi nó là bảng Dũng cảm (Brave) và Cam kết (Commit) - Lại là B và C hihi. Hiểu đơn giản là 8 tiếng trong một ngày thì mỗi tiếng mình thực sự làm cái gì. Tí quay lại cái này.


Anh chị em bán chất xám chắc hay nhận được câu hỏi: Mày định giá cái thứ mày đang bán kiểu gì? Sao logo này 100 triệu mà có đứa nó bán logo chỉ 2 triệu.


Mình cũng cày cục đi tìm hiểu, và hiểu được là, giá một gói dịch vụ sẽ được xác định bằng một phép cộng.


Giá trị gói dịch vụ = Số giờ nhân sự X tham gia vào dự án * Giá mỗi giờ của nhân sự X + Phép nhân tương tự với các nhân sự khác + Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bán.


Khi vẽ một cái logo, Man Hours*Rate của một freelancer làm designer chắc hẳn là sẽ khác Man Hours* Rate của cả một ekip gồm Account, Researcher, Creative Director, Sketcher, Graphic Designer từ Senior đến Junior còn chưa kể đội ngũ back ofice để đảm bảo hợp đồng, hoá đơn, bảo hành, chất lượng dịch vụ... và chưa kể là giá trị thương hiệu (lời hứa và những sự bảo đảm). Điều đó làm nên sự khác nhau về giá.


Giữa các cá nhân cũng vậy. Mỗi người đều có một Rate riêng, một thương hiệu cá nhân riêng. Làm sao để định giá được bản thân? Chắc nhiều quản lý tầm lỡ cỡ như mình có chung câu hỏi đó. Hôm bữa mình call mời chị QA tham gia vào process của BetterCre như một Remote Creative Director chị cũng bảo "Chưa biết tính giá sao. Cứ làm đi rồi tính!" Mình hí hoáy mãi mới dám bán thân với giá $50/ giờ tư vấn về thương hiệu rồi truyền thông quảng bá. Cho đến khi mấy anh "dân chuyên" nọ chỉ cho và bảo "Cái thứ mày đang tư vấn và có khi miễn phí cho người ta, mày cứ charge $300/giờ anh thấy vẫn rẻ." Thôi chuyện đắt rẻ lại chuyện anh H anh ý bảo là tính từ mỗi người mỗi khác.


Quay lại cái bảng Dũng cảm và Cam kết, mình tin rằng cái bảng này là bước khởi đầu của việc tìm ra mỗi giờ của mình đáng giá bao tiền và một vài đầu việc cụ thể (kiểu như thiết kế một cái logo hay viết một bài chân dung) thì đáng giá bao nhiêu.


Giả sử mình đi làm thuê, mỗi ngày mình cam kết làm việc cho công ty (có bạn thì bảo đi làm trước tiên là cho bản thân mình) 8 tiếng, có tâm thì là 10-12 tiếng. Lúc còn trẻ thì có thể mình được trả lương 6 triệu - 8 triệu. Vậy đem số đó chia 21 ngày công, chia thêm cho 8 tiếng ---> Mỗi tiếng của mình đáng giá khoảng 50K. Mình nghiên cứu, phác tay, vẽ máy... làm ra cái logo mất bố nó 2 ngày, sửa đi sửa lại chục ngày --> Log vào bảng ---> định giá được hàng hoá mình làm ra.


Thế, nếu bạn không log bảng, ý là nếu không theo dõi và đánh giá bản thân, thì sẽ chẳng có căn cứ gì để tính toán. Đó mới là giá trị thực thi. Rẻ nhỉ? Chất xám ấy 🙃 Nhưng bạn ơi chớ quên cộng giá trị thương hiệu bản thân/ đội nhóm.


Doanh nghiệp Nhật đến Việt Nam chỉ book quanh đi quẩn lại 4 creative agency của Nhật. Tập đoàn lớn thì thích book agency quốc tế. Một khi đã hình thành pháp nhân doanh nghiệp không khi nào các chị kế toán thích ký hđ thuê freelancer, mà đặc biệt là freelancer không có tên tuổi/ thương hiệu.


Mà giờ mới nói đến cái tít, một trong số những nỗi sợ tiềm ẩn trong mọi kèo ký chác hợp tác, là sợ không xong được việc ở chất lượng mong muốn. Phần sợ không-xong-được lớn hơn.


Nhớ câu chuyện H kể năm đó một đơn vị của FPT đã phải cứu cánh một dự án cho một Bank tên tuổi ở phút thứ 89, sau khi Bank này work với một đơn gị ERP của nước ngoài, tốn mấy chục tỉ bạc và cả đống thời gian mà không-xong-được việc, trong khi đơn vị của bạn mình đã giải quyết xong nó với số tiền chỉ bằng số lẻ còn lại của hợp đồng và số thời gian ít ỏi gấp rút.


Hay câu chuyện anh T nói rằng có 1001 lý do để các đơn vị tech nhìn vào project Chính phủ điện tử và bình luận này bình luận kia, nhưng cuối cùng thì đơn vị của anh vẫn kiên trì đi đến một cái đích.


Hay câu chuyện be bé về chiếc website của ngôi trường mà sau nhiều đơn vị vào, cuối cùng lại gọi BetterCre.


Nữa là hồi vào dự án Go.vn công ty có thuê một bạn Product Designer người Hà Lan về, mình ngồi cạnh mà kinh ngạc thấy bạn ấy không xao nhãng một giây phút nào, năng suất một ngày vẽ tay mấy chục cái wireframe, cuộn giấy vẽ các màn hình dài tràn sang cả bàn mình, trong khi 500 anh em Việt Nam thì lướt web tán phét ì ạch được vài màn hình (chính mình đây). Hình ảnh đấy nó ghi dấu vào trong con người mình sâu thật lâu luôn.


Thế, nói tóm lại là nên log bảng cam kết và dũng cảm, để hình thành nên một bản thân mình phiên bản nghề nghiệp có giá trị cao, làm xong được việc khó, trong thời gian hợp lý hoặc ngắn, luôn có người muốn gọi và giao việc.


Công cụ quản lý rất chi là đơn sơ Gsheet chạy bằng cơm này mình thấy vẫn hiệu quả.



38 views0 comments

Commentaires


bottom of page