top of page
Writer's pictureKate

Gạt bỏ lối mòn khi Lập Kế hoạch truyền thông (P1)

Những nội dung trong bài viết này sẽ áp dụng tốt nhất dành cho những anh chị em đang làm công việc Truyền thông mà

  • chưa được đào tạo về Truyền thông hay KHXH

  • các bạn chuyên viên đã đi làm công việc đưa tin bài, viết bài đăng mạng xã hội một thời gian, dần được giao qua các nhiệm vụ lập kế hoạch tổng thể

  • đang phải làm việc trong các môi trường nhiều quy củ, hạn chế sáng tạo

  • có (các) sếp quá thiên về chủ nghĩa kinh nghiệm nên vô tình qua thời gian triệt tiêu sáng tạo


“Anh Chị ơi có cái mẫu nào?...”


ACE dành mấy phút nhìn lại xem, khi được giao “lập một plan truyền thông đi em", việc đầu tiên mình thường làm là gì?


Mình hy vọng đó không phải là lôi từ trong những chất chứa dữ liệu kinh nghiệm công việc của mình ra một bản plan cũ và nhân đôi nó lên. (Công việc này thực ra sẽ cần ở bước cuối của tiến trình để tiết kiệm thời gian… format bảng biểu.)


Một tiến trình thành lập một kế hoạch truyền thông (KHTT) gồm mấy cụm công việc quan trọng, đầu tiên là xác định bối cảnh


Phần 1: Xác định bối cảnh


1.1. Bối cảnh của đơn vị: đang có câu chuyện gì cần tập trung theo chiến lược phát triển của đơn vị. Các bạn SME hoặc các hộ kinh doanh có thể sẽ thấy bối cảnh này chưa rõ ràng. Các bạn có thể hỏi lại CEO để nắm rõ hơn sự ưu tiên của đơn vị mình ở thời điểm lập KHTT.

Ví dụ: Bạn làm việc trong đơn vị giáo dục trực tuyến KHTT này được xây dựng ở thời điểm mà Doanh nghiệp của mình đang tập trung phát triển thị trường Đông Nam Á. hay KHTT này được phát triển vào bối cảnh dịch bệnh Covid tại Tp HCM đang căng thẳng, thành phố phải thực hiện giãn cách.

1.2. Bối cảnh thị trường theo ngành hàng của đơn vị: Không đơn vị nào tồn tại đơn lẻ trên thị trường. Việc biết được ngành hàng của bạn trong xã hội (Việt Nam và Quốc tế) đang có những sự vận động, những chuyển biến lớn nào, sẽ giúp bạn có thêm đầu vào về chất liệu để sáng tạo cho KHTT ở mục (4), hoặc tận dụng các câu chuyện đã được cả xã hội nâng cao nhận thức cho đại chúng đó, bạn có thể tiết kiệm được các nguồn lực cho đơn vị của mình, bỏ qua hoặc giảm nhẹ bước nâng cao nhận thức, tập trung vào câu chuyện của đơn vị.

Ví dụ: Bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Cuối năm 2016, khi thị trường công nghệ bùng nổ câu chuyện dấu ấn của Chính phủ kiến tạo đối với khởi nghiệp. Nhiều đơn vị đã tận dụng Sóng Khởi nghiệp để đưa ra các chương trình hành động, chương trình truyền thông: Khuyến khích Khởi nghiệp trong lòng công ty mẹ, Tài trợ cho các dự án khởi nghiệp sinh viên… Sóng “Chuyển đổi số", sóng “4.0", sóng “OKR" là những ví dụ điển hình của “Sóng nghề nghiệp" mà nếu người làm truyền thông không nắm được trước khi đặt bút lập KHTT thì có thể sẽ bỏ lỡ các cơ hội cộng hưởng.


1.3. Bối cảnh ngành truyền thông: Thị trường đang có những “Sóng Truyền thông" nào mới?

  • Xu hướng về một kênh mới như Tiktok

  • Một vài tên tuổi người ảnh hưởng mới đang được quan tâm như anh Xuân Bắc livestream cùng các Bộ ngành bán gần 90 tấn vải thiều cho bà con nông dân hay Hoa hậu hoàn vũ Nguyễn Trần Khánh Vân lọt top 21 thế giới với màn trình diễn trang phục dân tộc Kén Em

  • Một câu chuyện gì đó đang thu hút dư luận? Như chiến thắng 4-0 của ĐTQG Việt Nam trước Indonesia tối 7/6

  • Một chiến thuật nào mới được một đơn vị sử dụng hiệu quả: Như Bộ tranh kết hợp với Ảnh chụp của Gojek trong Campaign Vùng Freeship

Đón “Sóng truyền thông” cũng giống như “Sóng nghề nghiệp”, giữa tuyến câu chuyện mà ai cũng đã biết và hiểu, tồn tại cơ hội để KHTT của bạn thể hiện góc nhìn sắc sảo hay lối xử lý thông minh.


Các bài sau:

Phần 3: Xác định rõ nguồn lực

Phần 4: Chiến lược & Cách tiếp cận Sáng tạo

Phần 5. Quyết định, Sắp xếp



Comments


bottom of page