top of page
Writer's pictureKate

Gạt bỏ lối mòn khi Lập kế hoạch truyền thông (P2)

Phần 2: Xác định công chúng mục tiêu


Nếu PR là viết tắt của Quan hệ Công chúng, thì "Xác định công chúng" chính là một phần quan trọng của PR.


PR/ Truyền thông, bản chất là một cách tiếp cận có tính mục tiêu (targetted approach) để đưa thông điệp của đơn vị bạn đến với những người muốn hoặc cần đến chúng. Và như thế có nghĩa là xác định đối tượng mục tiêu rõ ràng là một trong những nhiệm vụ chính của PR.


Target Audience (Đối tượng mục tiêu/ Công chúng mục tiêu - viết tắt là TA) là đối tượng mà đơn vị của bạn đang cần giao tiếp với họ, những người mà nhiều khả năng nhất sẽ quan tâm đến những câu chuyện mà đơn vị của bạn đang muốn kể ra, những người mà có thể đang tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ/ câu chuyện mà bạn muốn kể.


Trước khi tự làm PR hoặc thuê PR Agency, bạn nhất thiết là nên xác định rõ TA cho Kế hoạch truyền thông, bởi việc này sẽ giúp bạn có kết quả tốt hơn, nhận được sự phản hồi tích cực hơn.


Có nhiều cách để làm rõ chân dung TA.


Nơi họ sống

Bạn đang khoanh vùng hoạt động truyền thông của đơn vị trong một phạm vi địa lý nhất định.

Ví dụ:

  • Tỉnh Hải Phòng

  • 28 tỉnh miền Bắc

  • 5 thành phố trực thuộc Trung ương

  • Một số khu chung cư cụ thể

Những gì họ đọc & Cách họ tiêu thụ thông tin:

Biết kênh mà TA sẽ đọc, các chủ đề được khai thác trên kênh, hình thức mà nội dung được phát triển.

Ví dụ:

  • TA của tôi là Nhà đầu tư Việt Kiều, đọc tin tức Việt Nam qua mục Kinh doanh báo VnExpress, trên đó đưa thông tin trung tính về các vấn đề. Các nội dung có thể khai thác: Bài phân tích vấn đề, Bài chân dung doanh nhân, Bài quan điểm, Tin tức mới

  • TA của tôi là Học sinh cấp 3, đọc tin tức giải trí qua Kenh14, đọc tin tức về thần tượng qua các Fanpage người hâm mộ lập ra, học các kỹ năng qua Tiktok Videos

Càng thấu hiểu về các kênh mà TA thường xuyên theo dõi, các loại hình nội dung tạo thiện cảm cho TA thì bạn sẽ càng có cơ sở lựa chọn các hạng mục cho Kế hoạch Truyền thông.


Nét đặc trưng trong chân dung của họ

TA của bạn có chung những đặc điểm nào?

  • Họ đều làm việc trong một ngành cụ thể (Tài chính/ Công nghệ/ Thể thao...)

  • Họ đang là cha mẹ có con trong độ tuổi mầm non?

  • Họ quan tâm đến một xu hướng kinh doanh nhất định?...

  • Họ du lịch quốc tế thường xuyên?

  • Họ quan tâm đến hoạt động xã hội?

  • Họ thuộc cùng 1 thế hệ: Gen X, Gen Y, Gen Z, Millennials

Những thông tin này có thể được ử dụng để xác định kênh và cách thức truyền đạt thông điệp mà có ảnh hưởng tốt đến họ.


Một Kế hoạch Truyền thông có thể nhắm đến nhiều nhóm TA khác nhau. Khi đó có một lời khuyên là hãy % hoá mức độ ưu tiên cho từng nhóm.

Ví dụ:

  • Kế hoạch Truyền thông này được dựng trong 6 tháng. Trong đó: 30% hướng tới Công chúng nội bộ, 50% là GenY và 20% còn lại là GenX

  • Kế hoạch truyền thông này 50% là hướng tới Phụ nữ gen Y, 50% là hướng tới đàn ông gen Y

Theo kinh nghiệm của mình, bước xác định TA nên gắn luôn vào bước xác định mục tiêu truyền thông. Thông thường mục tiêu của PR có thể chia về 3 loại: đầu ra, kết quả và tác động (outputs, outcomes and impacts)


(vui lòng đọc tiếp ở bài sau)


Tham khảo: cpcommunications.com.au

Comments


bottom of page