top of page
Writer's pictureKate

Lược sử Neutral Clothing - Quần áo trung tính về giới


Giống như rất nhiều cậu bé trai khác ở thời kỳ mình sinh sống, Franklin Roosevelt mặc váy. Bức ảnh chụp tại New York năm 1884 (Bettmann/ Corbis)

Màu hồng và màu xanh được sử dụng trong thiết kế trang phục thời trang cho các bé sơ sinh từ giữa thế kỷ 19, song, hai màu này không được quảng bá như dấu hiệu nhận biết giới tính cho đến thế chiến thứ nhất.


Trong bức hình trên, cậu bé Franklin Delano Roosevelt ngồi trên một chiếc ghế, chiếc váy trắng trải dài trên đùi, hai tay ôm chiếc mũ tỉa bằng lông marabou, tóc dài ngang vai và đôi giày da được làm bằng tay. Ngày nay khi nhìn vào bức ảnh này chúng ta thấy có điều gì đó không ổn, nhưng ở vào xã hội những năm 1884, khi mà FDR được chụp tấm hình lúc 2.5 tuổi này, những bé trai sẽ mặc váy (giống như các bạn nhỏ khác, kể cả bạn gái) đến khi 6-7 tuổi, và đó cũng là thời điểm lần đầu tiên chúng được cắt tóc. Bộ trang phục của Franklin được coi là trung tính về giới tính.


"Nhưng ngày nay mọi người có thể biết giới tính của em bé từ cái nhìn đầu tiên, ví dụ như khi thấy một chiếc băng đô nơ hồng bao quanh chiếc đầu chưa có tóc của một em bé sơ sinh". Bà Jo B. Paoletti, một nhà sử học ở Đại học Maryland nói.


Tại sao màu sắc trong trang phục giữa các giới lại thay đổi mạnh mẽ như vậy? Làm thế nào mà thế giới ngày nay đã chia ra hai "team": Team nữ màu hồng và team nam giới màu xanh?


Bà Paoletti, người đã khám phá ý nghĩa của quần áo trẻ em trong suốt 30 đã phát biểu rằng: Đó thực sự là một câu chuyện dài về những gì đã xảy ra với quần áo trung tính - neutral clothing. Trong nhiều thế kỷ. trẻ em mặc những chiếc váy trắng thanh nhã đến 6 tuổi".


Sau đó, màu hồng và màu xanh cùng với các màu pastel khác đã xuất hiện trong các thiết kế thời trang cho trẻ sơ sinh từ giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên ở thời điểm đó, các màu này không được giới thiệu như là những dấu hiệu cho giới tính cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Thậm chí ngay cả khi bắt đầu phân biệt giới qua màu sắc, cách quy định cũng không phải như hiện tại.


Một bài báo xuất bản tháng 6/1918 từ Earnshaw's Infants' Department viết "Quy tắc được chấp nhận là màu hồng dành cho các bé trai và màu xanh dành cho các bé gái. Lý do là màu hồng được cho là màu mạnh mẽ hơn, tượng trưng cho sự ra quyết định nên phù hợp với các chàng trai; trong khi màu xanh tinh tế và thanh nhã hơn, sẽ tốt hơn nếu dành cho các cô gái." Một số nguồn khác cho rằng màu xanh thì tôn tóc vàng, màu hồng dành cho da ngăm đen hoặc màu xanh dành cho em bé mắt xanh, màu hồng dành cho em bé mắt nâu.


Năm 1927, Tạp chí Time đã in một biểu đồ hiện thị màu sắc phù hợp với tính cho bé trai và bé gái; trích dẫn các cửa hàng hàng đầu ở Hoa Kỳ. Ở Boston, Filene, New York và Chicago, các hãng đều khuyên bố mẹ mặc cho con trai màu hồng.


Những hiểu biết về màu sắc và giới tính như ngày nay đã không được thiết lập cho đến tận những năm 1940s, là kết quả của các chiến lược phát triển thị trường của các nhà bán lẻ lớn.


Những đứa trẻ sinh ra vào thời Baby Boomers (những cá nhân sinh ra từ 1946 - 1964 trong thời kỳ bùng nổ thế giới sau Thế chiến thứ 2. Sự bùng nổ số trẻ em ra đời được mô tả như "shockware". Đã có khoảng 76 triệu người Mỹ được sinh ra trong khoảng thời gian này) được nuôi dưỡng với trang phục đặc trưng cho giới tính cha mẹ. Con trai mặc giống cha, con gái mặc giống mẹ. Con gái phải mặc váy đến trường mặc dù các phong cách khác vẫn được chấp nhận.


Khi phong trào giải phóng phụ nữ vào những năm 1960s diễn ra với thông điệp chống lại sự nữ tính, chống lại thời trang nữ tính... những diện mạo unisex đã nổ ra như một làn sóng mới, phá vỡ tất cả những nguyên tắc cũ. Nhưng "unisex" lúc này khác với thời của Franklin khi xưa. Các cô gái mặc quần áo nam tính (masculine) hoặc không-nữ-tính (unfeminine-styles), hoặc không có sự gợi nhắc nào đến giới tính.


Paoletti đã phát hiện ra rằng vào những năm 1970s, danh mục Sears, Roebuck đã không có quần áo cho trẻ tầm tuổi 2-3 trong 2 năm.


Các nhà nữ quyền nghĩ rằng, mặc điệu đà là một trong những cách mà phụ nữ có thể bị lôi cuốn/ dụ dỗ vào vai trò phụ thuộc. Nếu chúng ta không mặc cho các bé gái kiểu điệu đà "bánh bèo", họ sẽ có nhiều lựac họn hơn và cảm thấy tự do hơn để tham gia vào đời sống một cách năng động. Ở một diễn biến khác, John Money, một nhà nghiên cứu về định danh giới ở Bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimore, lập luận rằng một đứa trẻ dần nhận thức ra giới tính của mình thông qua các tín hiệu xã hội và môi trường.


Quần áo trung tính vẫn phổ biến cho đến khoảng năm 1985. Paoletti nhớ rõ năm đó bởi đó là khoảng thời gian khi cô có một con gái sinh năm 82 và một con trai sinh năm 86. Nhà cô khi đó quần áo hai con chỉ có màu xanh và không có nhiều ý niệm về việc giới tính nào phải mặc màu gì.


Xét nghiệm tiền sản ra đời là một trong những lý do lớn cho sự phân biệt. Những em bé chưa ra đời đã được các bố mẹ (đặc biệt là các bố mẹ có điều kiện) đặt những kỳ vọng lớn lao. Họ tìm đến các nhà bán đồ trẻ em và trang hoàng không gian, mua sắm đồ đạc cho các em bé trong tương lai với những màu sắc đặc trưng giới.


Sự gia tăng của chủ nghĩa tiêu dùng ở trẻ em trong những thập kỷ gần đây cũng góp phần lớn tạo ra sự phân biệt. Theo các chuyên gia phát triển trẻ em, trẻ em chỉ có ý thức về giới tính của mìnhtrong độ tuổi từ 2-4 và chúng không nhận ra điều đó một cách rõ ràng cho đến khi ddược 6 hoặc 7 tuổi. Tuy nhiên, chúng lại là đối tượng của quảng cáo - thứ mà vốn tinh vi và lan toả các xu hướng tạo ra và dấn sâu các quy ước xã hội.


Theo Paoletti, mọi người nên nghĩ đến quần áo trung tính về giới nhiều hơn, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.

105 views0 comments

Comments


bottom of page