top of page
Writer's pictureKate

Sáng ngủ dậy, duy trì chu trình 10 phút này mỗi ngày giúp bạn có trí nhớ và sự sáng tạo tốt hơn



Khi bạn rèn luyện bản thân để có được trí tưởng tượng tốt hơn, trí nhớ của bạn sẽ tốt hơn. Chúng ta biết rằng có hai khái niệm: trí nhớ/ bộ nhớ ngắn hạn (short-term memory) và trí nhớ/ bộ nhớ dài hạn (long-term memory). Rất ít người học được cách sử dụng bộ nhớ dài hạn của mình. Hầu hết mọi người, theo thời gian, trưởng thành hơn, sẽ thấy bản thân mình rơi vào tình trạng bội thực thông tin mỗi ngày, nhanh chóng suy giảm trí nhớ, học kém hiệu quả, thiếu sáng tạo và thiếu tự tin vào bản thân.

Nếu bạn có thể ghi nhớ một điều gì đó, chắc hẳn bạn đã phải học hiểu về nó.


Một khi bạn đã có thể tối ưu sự hoạt động của bộ nhớ của mình, việc học của bạn sẽ đi từ việc cấp độ ý thức đến tiềm thức một cách nhanh chóng. Một khi việc học đã đi vào tiềm thức, bạn có thể kiểm soát nó dễ hơn, bạn có thể sử dụng nó để tạo ra một điều hiện hữu một cách mạnh mẽ hơn.

Trí nhớ/ Bộ nhớ bản chất chính là toàn bộ sự tưởng tượng. Bạn không thể ghi nhớ một điều gì đó nếu bạn không kết nối nó với một thứ khác. Tất cả việc học hỏi, hay cố gắng ghi nhớ đều có bản chất là những sự liên kết tri thức – kết nối những gì bạn đang biết với những gì bạn chưa biết.


Trong bài viết này, bạn sẽ được học một chiến lược đơn giản và hiệu quả để:

  • tăng trí nhớ, tăng trí tưởng tượng của bạn

  • cho phép bạn định hướng tiềm thức của bạn hiệu quả hơn

  • tạo ra những kết quả mà bạn đang tìm kiếm (và cũng có thể tạo ra vô số những gì vượt xa những điều bạn tìm kiếm)

  • giúp bạn sáng tạo hơn

Một số thói quen đơn giản để bắt đầu:


MƯỜI PHÚT TRƯỚC KHI ĐI NGỦ

“Tất cả những thông tin bạn từng gặp đều chứa trong tiềm thức của bạn. Tâm trí tiềm thức không bao giờ quên bất cứ điều gì” – Taryn Crimi.


Bạn còn nhớ bộ phim Inside out của Disney chứ? Những ký ức đóng băng như những quá bóng, và được lưu trữ trong não bộ. Những ký ức cũ sẽ cứ nằm đó cho đến một ngày chúng ta gặp phải một sự vật hiện tượng nào đó có liên quan chặt chẽ, khiến ta nhớ đến chúng. Chúng sẽ hiện ra rõ mồn một.


Thomas Edison dành thời gian mỗi tối, ngay trước khi nghỉ, để chuẩn bị các bài luyện tiềm thức, giúp tạo ra các giải pháp sáng tạo mới. Không bao giờ ông ấy đi ngủ mà không “ra đề bài” cho tiềm thức luyện tập.


Edison là một cỗ máy ghi nhớ. Ông ấy được ví như một người đọc rất nhiều, và ông ấy có thể nhớ mọi thứ ông ấy đọc bởi ông ấy hiểu được sự tương hộ giữa trí nhớ, trí tưởng tượng và tiềm thức.


Và bởi vì Edison hiểu được sự tương đồng giữa trí nhớ và sự sáng tạo – cả hai đơn giản là kết nối mọi thứ, ông đã có thể trở thành một trong những nhà phát minh quan trọng nhất thế giới. Trí tưởng tượng và khả năng tạo kết nối của ông ấy rất bùng nổ.

Bạn có thể thực sự sáng tạo mà không cần có một bộ não rất mạnh khoẻ hay thông minh. Và bạn cũng có thể rất thông minh mà không cần sáng tạo.


Vậy tức là như thế nào?

Thứ nhất, bộ nhớ không phải là ý chí. Ý chí là một cách tiếp cận tuyến tính, nghiêm túc và hơi cực đoan một chút buộc bạn phải hoàn thành một điều gì đó, đạt được một điều gì đó. Trí tưởng tượng và sự sáng tạo thậm chí còn là những thứ quyền năng hơn ý chí, chúng phi tuyến tính và có thể có thể tiếp cận bằng rất nhiều cách khác nhau.


Trong cuốn sách của mình mang tên “Unlimited Memory – Bộ nhớ không giới hạn”, Kevin Horsley đã viết: Emile Coue chỉ ra rằng “Khi trí tưởng tượng và ý chí bị xung đột, trí tưởng tượng luôn chiến thắng”. Trí tưởng tượng của bạn là nơi mà chứa tất cả sức mạnh bộ nhớ của bạn.”


Những ký ức mạnh mẽ nhất là những ký ức linh hoạt, không phải là những ký ức cố định. Bạn có thể thay đổi chúng, kết hợp và mở rộng chúng. Bạn càng tưởng tượng nhiều và cố gắng tìm các cách khác nhau để ghi nhớ một điều gì đó, thì bạn sẽ càng dễ dàng lưu trữ chúng và gọi chúng quay trở lại.


Đây là một ví dụ:

  • Hãy nói với chính bản thân mình rằng bạn đang cố gắng ghi nhớ điều gì đó từ một cuốn sách bạn từng đọc trong quá khứ.

  • Tất cả những gì bạn cần làm là kết nối ý tưởng hoặc khái niệm với một thứ gì đó liên quan trong cuộc sống

  • Bạn muốn biến nó thành một hình ảnh

  • Bạn càng kết nối hình ảnh đó với nhiều giác quan, nó càng khắc sâu vào trí nhớ dài hạn của bạn.

  • Một khi đã nằm được trong trí nhớ của bạn, nó trở thành tiềm thức, và nó trở nên mạnh mẽ hơn những điều mà bạn cứ cố ép mình phải ghi nhớ.

  • Khi một điều gì đó đã trở thành vô thức, nó bắt đầu tự kết với các khu vực khác, những ý tưởng khác, những ký ức khác trong não bộ của bạn

  • Mỗi khi bạn gọi ra một ký ức, toàn bộ não của bạn sẽ kích hoạt và nối các kết nối lại với nhau.

Vậy Thomas Edison đã làm gì vài phút trước khi đi ngủ vào ban đêm?


Ông ấy đang hình ảnh hoá/ hình dung.

Ông ấy nằm kết nối tất cả những ý tưởng mà ông ấy đang đọc với những trải nghiệm và ký ức khác từ quá khứ. Trí nhớ của ông ấy rất mạnh mẽ vì ông ấy cực kỳ giàu trí tưởng tượng về quá trình này.

Chúng ta càng có nhiều trí tưởng tượng và sáng tạo về việc ghi nhớ một điều gì đó, chúng ta sẽ càng biến những ký ức thành tiềm thức. Do đó, bạn thực ra là không cần phải đặt bất kỳ giới hạn nào về cách kết nối các ý tưởng. Kể cả là nó có lạ lùng đi chăng nữa.


Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng “chơi” cực kỳ tốt cho sự dẻo dai của thần kinh, đó là khả năng mà não bộ tự tổ chức lại chính nó bằng cách hình thành các kết nối thần kinh mới trong suốt cuộc đời.

“Chơi”, khi đó, được hiểu là một hoạt động rất tốt cho việc tăng cường trí nhớ.


Mười phút sau khi ngủ dậy


Nghiên cứu chỉ ra bằng não bộ, đặc biệt là phần vỏ não phía trước trán hoạt động mạnh mẽ nhất là sẵn sàng sáng tạo nhất là lúc ngay sau giấc ngủ. Ngược lại, khả năng phân tích của não trở nên tích cực hơn khi một ngày mới bắt đầu. Kết quả nghiên cứu quét MRI và quan sát cho thấy vào buổi sáng, não tạo ra nhiều kết nối hơn – và đó là những yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tạo.


Edison chắc chắn đã thức dậy sớm và dành buổi sáng của mình cho các hoạt động sáng tạo. Người ta đã tìm thấy hơn 3500 sổ ghi chép của ông.


Các sổ ghi chép chứa đầy những quan sát và hiểu biết thú vị được ghi lại – rất nhiều trong số đó là các dự án không liên quan gì đến nhau, song lại ở trong một chuỗi các kết nối hoặc vấn đề xã hội lớn. Các bản phác thảo liên tiếp – một số bản thô và một số khác được thực hiện với độ chính xác cao những kết quả của những công nghệ và phát minh của ông.


Nói cách khác, Edison thường viết nhật ký vào buổi sáng một cách có ý thức.


Mười phút sau khi thức dậy


Nghiên cứu xác nhận rằng, não bộ, đặc biệt là phần vỏ não trước chán, hoạt động mạnh mẽ nhất và sẵn sàng sáng tạo ngay khi bạn vừa thức dậy. Ngược lại, các bộ phận thường làm nhiệm vụ phân tích của não trở nên tích cực hơn sau đó.


Kết quả quét MRI buổi sáng và buổi tối cho thấy rằng trong buổi sáng, não bộ có nhiều kết nối hơn – yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tạo.


Khi bạn ngủ, những ký ức trong tiềm thức di chuyển lang thang, lỏng lẻo, tại ra các kết nối có thể chia theo ngữ cảnh hay thời gian. Do đó, bộ não và tâm trí của bạn trở nên linh hoạt, có dữ liệu để bạn có thể sáng tạo và học tập sau khi ngủ dậy.


(Bạch Dương: Vì thế nên nếu bạn không có giấc ngủ tốt, bạn sẽ không có điều kiện cần để sáng tạo).

Edison chắc chắn đã biết việc này, ông thức dậy sớm và viết. Ông đã dành buổi sáng cho các hoạt động sáng tạo một cách có ý thức. Người ta đã tìm thấy hơn 3500 cuốn sổ ghi chép của Edison. Những cuốn ghi chép này chứa đầy những quan sát và hiểu biết thú vị. Nhiều trong số đó nói về những dự án không liên quan nhưng lại ở trong cùng một vệt của các kết nối và tổ chức xã hội.


Các bản phác thảo liên tục, một số là bản thô và số khác chi tiết hơn, đã cho thấy một loạt các phát minh và giải pháp công nghệ của ông.


Nói tóm lại, Edison thường viết ghi chú vào buổi sáng một cách có ý thức. Ông ấy cho phép tâm trí của mình kết nối các ý tưởng dường như không liên quan với nhau và thường sẽ đưa ra các kết nối sáng tạo và đầy cảm hứng.


Ví dụ, trong một bài viết, ông đã dự đoán các ý tưởng liên quan đến chuyến bay khả thi (hàng thập kỷ trước khi anh em nhà Wright thành công với việc chế tạo ra máy bay), và kế đó là “ah-ha” liên quan đến những phát minh của ông về điện thoại.


Đây là cách thức ghi chú của của ông vào ngày 26 tháng 5 năm 1877

Khám phá: “Nếu bạn nhìn rất kỹ vào bất cứ bản in nào cho đến khi mắt bạn nhoà đi, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh trong bản in đó nhân đôi lên… một trong những hình ảnh nhân đôi đó luôn có màu xanh hoặc cực tím=” “Glorious = Điện thoại hoàn thành lúc 5h00 sáng nay”

Một cuộc phỏng vấn với Tim Ferriss, Josh Waitzkin, cựu thần đồng cờ vua và vô địch thế giới, đã giải thích về những thói quen buổi sáng của anh ấy để chạm vào những đột phá tiềm thức và kết nối những ý niệm (lang thang trong đầu) trong khi anh ấy đang ngủ.


Không giống như 80% những người trong độ tuổi 18 – 44 những người mà lướt điện thoại 15 phút sau khi thức dậy, Waitzkin đến một nơi yên tĩnh, thực hiện một phần thiền và bắt đầu viết ghi chú.


Trong phiên thời gian ghi chú buổi sáng sớm của mình, anh đã buông bỏ suy nghĩ trong vài phút.


Do đó, thay vì tập trung hết giai đoạn sáng tạo vàng của não bộ vào việc kiểm tra các notifications từ điện thoại, Waitzkin;s tập trung vào viết ra các ý tưởng (đầu ra của quá trình sáng tạo). Đây là cách mà anh ta trau dồi để bản thân rõ ràng hơn, chủ động học hỏi và rèn luyện sự sáng tạo và đó là thứ mà anh ta gọi “crystallized intelligence – trí thông minh kết tinh”.


Kết lại

Những khả năng của nỗ lực sáng tạo kết nối với tiềm thức là rất bất ngờ và khó tin. Chúng vừa đáng sợ, vừa truyền cảm hứng
  • Napoleon Hill


Xem xét lại tất cả các phân tích trên, chúng ta rút ra:

  • Dành nhiều thời gian để học và đọc tri thức

  • Càng biết đến và áp dụng nhiều phương pháp học tập thì việc học của bạn sẽ càng tốt hơn; đặc biệt, học tập dựa trên nhiều kinh nghiệm, bối cảnh và ngữ cảnh thường đem lại kết quả tốt hơn là chỉ đọc đơn thuần.

  • Khi bạn học, hãy cố gắng kết nối những gì bạn học, theo cách tưởng tượng, với những gì bạn đã biết

  • Thiết lập những mục tiêu thật hữu hình, thật cụ thể mà bạn đang nỗ lực làm việc để hướng tới; và làm rõ những vấn đề mà bạn đang cố gắng để giải quyết, như Darren Hardy đã nói một lần “Cuộc sống của bạn hoàn toàn có thể đo lường theo tham chiếu của số lượng những vấn đề mà bạn có thể giải quyết”.

  • Dành một vài phút ngay trước khi ngủ để hình dung ra những ý tưởng, concepts, thách thức, kinh nghiệm về những điều bạn đã cố gắng thực hiện, cũng hình dung ra khi mà bạn hoàn thành dự án hoặc đạt được mục tiêu.

  • Nếu bước trên bạn làm tốt, trong khi bạn ngủ, tiềm thức của bạn sẽ có nhiều thứ để sẵn sàng “làm việc”, bởi chúng sẽ bắt đầu tạo ra các kết nối khác nhau với bất cứ khái niệm gì mà bạn đã nghĩ tới.

  • Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy uống một cuốc nước thật lớn, đến một nơi yên tĩnh và bắt đầu viết ra những ý tưởng của bạn một cách tỉnh táo, và liên tục.

  • Sau một vài điều viết ra tưởng như bình thường ban đầu, bạn có thể ngay lập tức sản sinh ra những ý tưởng mới, hãy cứ tiếp tục viết. Thường những ý tưởng sau sẽ tốt hơn các ý tưởng trước.


Tất cả những điều này, bao gồm cả trí nhớ và sự sáng tạo, đều liên quan đến một khái niệm mà các nhà tâm lý học gọi là “epiphany ability“, nó giống như một điều gì đó mà bạn có thể làm chủ trong suốt cuộc đời của mình.

Định nghĩa khoa học của một “ephiphany ability” thường bao gồm ba yếu tố quan trọng:

  • Từ bỏ suy nghĩ cũ kỹ và không hiệu quả (Phá vỡ một số quan điểm cố hữu)

  • Hình thành những suy nghĩ mới mẻ và hiệu quả

  • trải nghiệm cảm giác hồi hộp và rất đã khi nghĩ ra được một điều gì đó mới


Bạn có thể trở nên rất giỏi hoặc thường xuyên đột phá sáng tạo. Kể cả kh đã như vậy, bạn hãy nhớ luôn cởi mở với những rải nghiệm mới. Nhiều nghiên cứu cho thấy càng có tuổi bạn càng ít cởi mở với những trải nghiệm mới.


Rồi nữa, bạn cần phát triển một chiến lược cho bản thân mình để phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng cho mình.


Đừng tự ép mình. Bạn hãy cho phép mình trở nên vui tươi và tự do hơn khi bạn học và ghi nhớ mọi thứ.

Trí nhớ của bạn không khách quan, nó chủ quan. Ký ức được tạo ra và tái tạo mỗi khi nó được gợi lại và liên kết với một điều gì đó mới. “Ký ức khoẻ mạnh là ký ức linh hoạt”.


Bởi vì ký ức, trí nhớ của bạn linh hoạt và có trí tưởng tượng cao, bạn có nhiều khả năng kiểm soát sáng tạo hơn những gì bạn có thể tưởng tượng.


Bạn có thể trở thành một nhà sáng tạo mạnh mẽ. Bạn có thể trở lên cực kỳ thông minh. Bạn có thể trở nên năng suất và đầy năng lượng tích cực. Bạn có thể nhanh chóng phát triển chuyên môn ngay trong cả những lúc khó khăn.


Câu hỏi ở đây là: Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian để học thật nhiều kỹ năng, kiến thức rồi luyện tập trí não để tối ưu nó? Hay bạn sẽ dành thanh xuân để lướt newsfeeds và ghen tị với những người bạn bên ngoài chăm chỉ bên trong nhiều tiền của mình?


Resource: mission.org

106 views0 comments

Comments


bottom of page