top of page
Writer's pictureKate

Thứ tự được sinh ra trong gia đình định hình tính cách của các con như thế nào?

Trẻ là con cả, con thứ, con út hay là con một, sinh đôi? Thứ tự được sinh ra trong nhà có thể ảnh hưởng tới tính cách của trẻ.


Những điều chúng ta thường nghĩ về thứ tự sinh

Là con một thì thường bị cho là dễ ích kỷ và ngại chia sẻ với người khác, con cả thì thường bị cho là gia trưởng và hống hách, con thứ thì thường bị mắc kẹt ở giữa. Đây có phải chỉ là những định kiến, hay đây là những sự thật về sự khác biệt trong tính cách bị ảnh hưởng bởi thứ tự sinh?


Mặc dù những giả thuyết trên chỉ giải thích một phần nhỏ lý do cho những hành vi mà các con làm, thì những sự khác biệt do thứ tự vẫn tồn tại. Chuyên gia nhi khoa Frank Sulloway đã đồng ý với điều này.


Nhưng tính cách không chỉ xoay quanh những đặc điểm sinh học của trẻ khi trẻ sinh thứ nhất hay lọt lòng đã là đứa con thứ bảy. “Sự khác biệt trong hành vi của trẻ được hình thành từ những vai trò đối với anh chị em trong gia đình” chuyên gia Sulloway khẳng định.


Trẻ nhỏ có những “chiến lược” riêng để thu hút sự chú ý của bố mẹ dựa vào thứ tự của con trong gia đình. Bố mẹ thì luôn có xu hướng nhấn mạnh thứ tự sinh giữa các con, mặc dù bố mẹ thường không nhận ra điều đó. Ví dụ như câu “Con là chị, con phải nhường em” chẳng hạn.


Dưới đây là những lý giải cho nguyên nhân trẻ có thể phát triển những đặc điểm đặc biệt theo vị trí của con trong gia đình:


Con trưởng

Khi em trai 4 tuổi không muốn chạm vào miếng bánh trừ khi mẹ bỏ vỏ của bánh ra thì anh trai 6 tuổi bước vào và nói “Em trai, ăn cả vỏ đi”. Anh trai nói với giọng nói “uy quyền”. Các bà mẹ phải luôn nhắc con trưởng của mình rằng con không phải bố mẹ của em trai, không nên quá đe nẹt em.


Theo bác sĩ Sulloway, phản ứng của anh trai trong câu chuyện trên là phản ứng khá điển hình. Con trưởng thường có những hành vi tương tự với hình mẫu của bố mẹ khi nuôi dạy đứa con đầu lòng. Anh trai 6 tuổi “kỉ luật” em trai chính là hình ảnh ví dụ cho điều đó, bởi con đã phản chiếu điều đó từ việc bố mẹ làm với mình.


Khi là con đầu lòng, con thường học theo những điều được bố mẹ dẫn dắt, con thích chịu trách nhiệm và có sự tự tin, chuyên gia Kevin Leman nói. Con không có anh hay chị để cùng chơi đùa hay học hỏi, từ cách buộc dây giày đến việc học đạp xe. Người lớn đối với con thường rất nghiêm khắc, điều ấy làm tăng sự tự tin của con. Khi bố mẹ nói với đứa con trưởng của mình từ “trưởng”, điều ấy sẽ thúc đẩy trẻ đạt được những điều “tốt nhất”. Để chứng minh cho điều này, Leman đã kể lại một hội thảo dành cho những CEO mà 19 trong số 20 người tham dự là con trưởng.


Thật dễ dàng để con trưởng có thể đạt được những thành tích cao và trở thành người hướng tới sự hoàn hảo; nhưng sau tất cả, những gì con đã phải trải qua thường là những điều gắn mác người lớn… như tô màu không chờm ra ngoài và rót sữa không làm đổ ra ngoài.


Những bạn là con đầu lòng thường chịu áp lực từ sự cầu toàn và con sẽ muốn làm tốt mọi thứ ngay từ lần thử đầu tiên. Hậu quả là con có thể sẽ trốn tránh việc tự rót sữa hay tô màu vì không muốn phạm phải những sai lầm. Khuynh hướng cầu toàn cũng có nghĩa rằng bạn con trưởng sẽ gặp khó khăn khi con phải nhận lỗi khi mình làm sai.


Không khó để thấy những bạn là con trưởng trở nên căng thẳng: những người làm bố, mẹ lần đầu tiên thường chiều chuộng và bao bọc con quá mức nhưng đồng thời cũng lại đòi hỏi và nghiêm khắc với con hơn. Điều đó đối với con có thể dễ gây bối rối và quá sức.


Những người nổi tiếng là con trưởng trong gia đình: Barak Obama, Hillary Rodham Clinton, Oprah Winfrey, Penelope Cruz, Josh Hartnett và Kate Middleton.


Những câu cửa miệng của con trưởng: “Tôi không bao giờ bỏ rơi bất kì thứ gì — không như em trai của tôi đã làm.” “Tại sao tôi luôn phải chịu trách nhiệm với em gái mình.”


Những điều cần chú ý khi nuôi dạy đứa con đầu lòng:

Bố mẹ thường có xu hướng muốn để đứa con đầu lòng trở thành gương cho các em nhỏ hơn và điều đó có thể tạo nên rất áp lực rất nặng. “Hãy cẩn thận với những hệ quả của sự căng thẳng.” bác sĩ nhi khoa T.Berry Brazelton, cảnh báo. Hãy cẩn thận khi sử dụng các từ như “nên” ví dụ như “Con đáng lẽ nên biết điều hơn.”

Khi bố mẹ giảm bớt trách nhiệm cho con cả, hãy đồng thời cấp một số đặc quyền cho con, ví dụ như con sẽ được đi ngủ muộn hơn.


Bác sĩ Brazelton nói rằng: “Rất dễ để đặt lên vai con trưởng những trách nhiệm nặng nề.” Con trưởng có thể tình nguyện mang cho em bé đồ chơi khi em quấy khóc hoặc giúp bố mẹ thay tã cho em, nhưng bố mẹ không nên kỳ vọng con sẽ giúp bất kỳ lúc nào.


Con thứ – con giữa

Có người mẹ đã chia sẻ về đứa con thứ, 4 tuổi, rằng con có tính cách hoàn toàn trái ngược với chị gái mình năm nay 6 tuổi. Người mẹ nói rằng mình có thể tin tưởng để con gái 6 tuổi đi nhà trẻ chứ bạn 4 tuổi thì không. Em luôn nhờ mẹ làm những việc mà em đã có thể tự làm, như mặc áo khoác hoặc mang cặp sách. Và mặc dù con trai 4 tuổi rất thích chơi với những đứa em trai của mình, con vẫn không cố gắng để chăm sóc các em như chị cả đã làm.


Leman thường thấy điều này ở những đứa trẻ được sinh với vị trí đứng giữa. “Khi một vai trò đã được con trưởng làm, con thứ sẽ tìm vị trí có vai trò hoàn toàn trái ngược.” Leman nói. Bởi vì nguyên do đó nên những cá tính của các bạn là con thứ thường khó để miêu tả, tính cách của con được hình thành do nhìn vào những gì người anh chị lớn hơn đã làm. Nếu như những người anh chị lớn là người làm bố mẹ hài lòng, con giữa có thể sẽ nổi loạn để có được sự chú ý. Leman nói rằng những bạn là con giữa có tính cách khó để phân loại nhất, nhưng bất kỳ đặc điểm nào của trẻ cũng đều có nguyên nhân bị ảnh hưởng từ người con trưởng.


Trong mắt của những bạn con giữa, các anh chị lớn hơn mình thường có mọi đặc quyền, các em thì có mọi thứ chúng muốn, vì vậy các bạn con giữa cần phải học thương lượng để lấy được thứ mình muốn. “Con giữa sẵn sàng thương lượng một cách khôn khéo nhất.” Sulloway nói. Con dễ chấp nhận, ngoại giao và thảo thuận tốt, xử lý những điều thất vọng tốt. Con có những kỳ vọng theo hướng thực tế, ít có khả năng bị tổn thương và có xu hướng tự lập nhất. Vì thường cảm thấy bị bỏ lại, con có xu hướng bị thu hút bởi bạn bè và thế giới bên ngoài.


Những người nổi tiếng mà là con giữa ở trong gia đình: Donald Trump, Elijah Wood, Bill Gates, Princess Diana, Martin Luther King.


Câu cửa miệng của những người con giữa: “Không ai hiểu và lắng nghe điều tôi nói.” “Anh trai tôi được thử mọi thứ đầu tiên, mọi người thì chỉ chăm sóc em gái tôi. Tôi bị bỏ rơi.”


Những lưu ý khi nuôi dạy các bạn là con thứ, con giữa:

Cảm ơn khi con tham gia giảng hoà những tranh cãi của anh chị em trong nhà.


Tôn trọng những nhu cầu của con đối với những bạn đồng lứa. Tạo cơ hội cho con gặp những người bạn mới tại công viên hoặc sân chơi. 


Con trưởng thường có mọi sự chăm sóc của bố mẹ những năm tháng đầu đời. Điều ấy cũng tương tự với những bạn con út khi anh chị lớn và rời khỏi nhà. Nhưng những bạn là con giữa trong gia đình luôn luôn phải chia sẻ sự chú ý của bố mẹ. Hãy dành ra những khoảng thời gian riêng cho con, bác sĩ Brazelton khuyên: “Hãy dành thời gian riêng đối với mỗi đứa trẻ, đặc biệt là đối với các bạn là con giữa.”


Con út

Bố mẹ thường để mọi thứ tự nhiên khi nuôi dạy con út. Những trải nghiệm khi nuôi con út với các bậc cha mẹ không còn là những trải nghiệm lần đầu tiên nữa. Bố mẹ không còn nhiều thứ phải lo lắng nữa. Kết quả là các bạn con út thường tự do hơn những anh chị của mình. Con không phải gánh vác nhiều trách nhiệm, con thường có xu hướng vô tư, dễ tính, tình cảm, vui vẻ, hòa đồng và thích làm mọi người cười. Con út có thể sẽ đóng một vai gây cười trong vở kịch của trường.


Nhưng là con út không hẳn lúc nào cũng tốt. Dưới cái nhìn của con út, những anh chị em ai cũng lớn hơn, nhanh nhẹn hơn, thông minh hơn, và vì thế con có thể con sẽ cố gắng tìm cách để mình khác biệt bằng cách nổi loạn. Sulloway nói. Leman, cũng là một người con út trong gia đình, đồng ý với tuyên bố: “Con út có thái độ: ‘Tôi sẽ cho họ thấy’” Và nếu những anh chị bao bọc em út, trẻ có thể trở nên hư và dễ bị thao túng.


Những người nổi tiếng là con út: Rosie O’Donnell, Eddie Murphy, Halle Berry, Cameron Diaz, Paula Abdul, and Lucy Liu.


Câu cửa miệng của con út: “Bức tranh của tôi đâu?” “Tôi sẽ không bao giờ đủ lớn và đủ thông minh ư?” “Những điều tôi làm đều không quan trọng.” “Điều này làm tôi thất vọng — tôi không thể có cái mới sao?”


Những lưu ý khi nuôi dạy con út

Con út thường cảm thấy mình không được coi trọng. Hãy để con quyết định một số việc gia đình — ví dụ như nơi sẽ ăn cơm tối hoặc quyết định video cả nhà sẽ xem gì cùng nhau.


Hãy công nhận những “lần đầu tiên” của con. Khi con học để thắt dây giày, hãy khen con như khi bạn từng làm với đứa cả. Hãy dán những tác phẩm của con lên nơi dễ thấy như cửa tủ lạnh.


Hãy để con chịu trách nhiệm đối với một số việc, kể cả những việc nhỏ như đặt khăn lên bàn. Con út có có thể phụ giúp một số việc gia đình hoặc giúp những em bé hơn của những gia đình khác.


Con một

Một bà mẹ kể rằng khi con gái mình lên 4, con đã luôn nghe mình phàn nàn về việc mũi mẹ luôn bị lạnh. Cô bé đã cố gắng giúp mũi của mẹ “ấm hơn” bằng một nửa quả óc chó, cotton và một số chuỗi vòng. Bởi hầu hết con một thường ở một mình, trẻ có thể tự mình chơi và thường có xu hướng sáng tạo tốt hơn.


Thực tế, Leman gọi những đứa trẻ là con một trong nhà là “Con trưởng siêu đẳng”. Giống với những bạn là con trưởng, các bạn con một thường tự tin, giỏi giao tiếp, chú ý nhiều tới tiểu tiết và có xu hướng học giỏi ở trường. Thêm vào đó, việc bố mẹ dành quá nhiều thời gian tập trung cho việc nuôi lớn trẻ thường làm trẻ hành động như thể người lớn, những “ông cụ/ bà cụ non”.


Những bạn sinh ra là con một trong gia đình chưa từng phải tranh giành sự chú ý của bố mẹ hay phải chia sẻ đồ chơi với những anh chị em khác, vì vậy trẻ sẽ phát triển cá tính coi mình là trung tâm của thế giới. Trẻ cũng quen với việc cảm thấy bản thân mình quan trọng và có thể có khoảng thời gian khó khăn khi mọi thứ không đi theo hướng trẻ muốn. Bởi vì hình mẫu của con một là những người trưởng thành có năng lực, những bạn là con một thậm chí còn cầu toàn hơn những bạn con cả. 


Những người nổi tiếng là con một trong gia đình: Natalie Portman, Maria Sharapova, Tiger Woods, Alicia Keys, Shane West và Jada Pinkett Smith.


Câu cửa miệng của những người là con một trong nhà: “Mọi người đều mong muốn tôi hành động như đã trưởng thành.” “Con có thể có một đứa em không?”


Những lưu ý khi nuôi dạy con một

Bởi con ít khi có thói quen chia sẻ với những đứa trẻ khác, nên bố mẹ nên khuyến khích con chơi theo nhóm.


Con một nghiêng về chủ nghĩa hoàn hảo. Hãy làm giảm áp lực lên con, ví dụ như nhắc nhở con rằng ở độ tuổi của con bố mẹ cũng khó có thể cắt một vòng tròn hoàn chỉnh.


Đừng cố gắng dạy con về cách làm tốt hơn trong mọi trường hợp – nếu con dọn giường có vài dấu nhăn, đừng cố chỉnh lại. Làm vậy sẽ chỉ khiến trẻ tiếp nhận thông điệp sai từ bố mẹ mà thôi.


Những cặp sinh đôi

“Những em bé sinh đôi thường không đi theo những tính cách điển hình trên” Tiến sĩ Nancy Segal nói: “Hầu hết bố mẹ có xu hướng công bằng và không phân biệt thứ tự sinh, nhất là ở những nước phương Tây.”

Tuy nhiên, khi cặp sinh đôi là những đứa con đầu lòng, con trưởng thường lớn hơn và đứa trẻ thứ hai thường có nguy cơ cao sẽ yếu ớt và có những vấn đề về sức khỏe. Trong những trường hợp đó, bố mẹ có thể vô thức đối xử với đứa bé ra đời trước như đối với con trưởng trong gia đình.


Tác giả Elizabeth Lyons đã chia sẻ về cặp sinh đôi của cô: “Jack (Anh lớn sinh trước 28 phút) đã luôn luôn chăm sóc em trai Henry của mình — Con luôn hiểu tất cả những điều em trai muốn, giúp em trai truyền đạt những điều ấy.”


Những trường hợp ngoại lệ

“Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta” Chuyên gia nhi khoa Frank Sulloway nói, “Thứ tự sinh chỉ giải thích một phần rất nhỏ trong số đó.” Dưới đây là một số yếu tố khác tác động vào tính cách hay hành vi của các con:

  • Giới tính: Con được sinh đầu tiên không quá quan trọng như những gì đã nêu trên. Tại một số nơi, một bé trai có thể được đối xử như đứa con đầu lòng mặc dù có tới bốn chị gái chỉ bởi bé là con trai đầu tiên trong nhà, là con trai trưởng.

  • Khoảng cách về độ tuổi: Thứ tự sinh thường ảnh hưởng lớn hơn đối với những anh em cách nhau từ hai đến bốn tuổi. Đối với khoảng cách về tuổi tác lớn hơn, con dễ hành động giống với con một hoặc con cả trong nhà. Anh chị em cách nhau chưa đầy hai năm thì có thể sẽ giống như những đứa trẻ sinh đôi. “Khi anh chị em trong nhà có độ tuổi khá gần với nhau, những đứa trẻ sẽ có thể chất khá tương tự.” Sulloway nói. Thật khó để lấy chiếc xe tải đồ chơi khỏi em trai khi cả hai đứa trẻ đều có sức mạnh khá tương đương nhau.

  • Anh chị em có nhu cầu đặc biệt: Khi một đứa trẻ sinh ra với nhu cầu đặc biệt, con út có thể sẽ đảm nhiệm vai trò của con cả.

Thứ tự của các con có ảnh hưởng tới phong cách nuôi dạy của bố mẹ?

“Thứ tự không quá quan trọng, tôi sẽ luôn chịu trách nhiệm về mọi thứ của các con. Tôi vẫn sẽ chịu trách nhiệm nhưng cũng sẽ đảm bảo rằng con trưởng được thả lỏng và có thể là một đứa trẻ hồn nhiên không chịu quá nhiều áp lực.”

— Một bà mẹ là con trưởng trong nhà nói.

“Có đôi lúc tôi ghen tị đôi chút với những anh chị em mình, đặc biệt là đứa em gái của tôi. Vì vậy, tôi cố gắng đối xử đặc biệt và công bằng đối với mỗi đứa con. Như thế các con sẽ không cảm thấy tị nạnh nhau nữa.”

— Một bà mẹ là con thứ trong nhà nói

“Điều quan trọng đối với tôi là có thể để đứa con trai lớn đi cổ vũ đứa con gái út. Cô bé yêu anh trai nó và việc con trai ở đó có ý nghĩa rất lớn đối với bé.”

— Một bà mẹ là con út trong nhà nói.

“Mặc dù tôi có nhiều bạn bè, nhưng tôi luôn cảm thấy như mình chỉ có một mình. Tôi dạy con rằng một mình không có nghĩa là con cô đơn; ở một mình con có thể hiểu được thế nào là bình yên và có một khoảng thời gian hiệu quả.”

— Một bà mẹ là con một trong nhà nói.

“Tôi luôn chắc chắn rằng mình sẽ cổ vũ bất kỳ điểm khác biệt nào của các con, vì thực tế tôi đã luôn cố gắng tìm cá tính của chính mình.”

— Một bà mẹ có chị em sinh đôi nói.

24 views0 comments

댓글


bottom of page