top of page
Writer's pictureKate

Từ điển lụa: Phân biệt 50 loại lụa có mặt trên thị trường

Bạn có biết rằng kể cả những chuyên gia cũng khó có thể phân biệt được chất lượng và các loại lụa chỉ với mắt thường không? Họ cần đến kính lúp để có thể nhận định chất lượng của lụa. Bạn có thể bị bối rối bởi sự đa dạng của những loại lụa khác nhau mỗi khi lựa chọn chất liệu này để làm quần áo.



Lụa là một loại vải được dệt từ tơ. Bạn có thể đã nghe câu chuyện về vị hoàng hậu Trung Hoa, người đầu tiên tìm thấy nhộng tằm. Bà đã thấy những sợi tơ phát sáng lấp lánh và đã dùng nó để dệt nên loại vải lộng lấy nhất. Có nhiều người tin rằng lụa chỉ có thể được dệt từ tơ tằm, những thực ra có nhiều loại tơ khác nhau có thể dệt thành lụa.


Có một sự thật thú vị về tơ lụa đó là lụa có thể được dệt từ tơ của nhện và vẹm (loài nhuyễn thể thuộc họ trai). Tơ nhện đã được chứng minh là loại tơ tốt nhất từng được tìm ra. Không chỉ vậy, còn có rất nhiều loại tằm khác nhau có thể tạo ra tơ làm lụa.


Vậy may trang phục như Áo dài từ lụa sẽ như thế nào? Để tìm hiểu thì bạn cần bắt đầu với một đoạn tơ và vài mét lụa đẹp.


Không phải các loại lụa đều có cùng một cách dệt. Lụa có thể được phân loại theo nhiều cách, dựa vào những yếu tố khác nhau – nhưng bài viết này sẽ tập trung phân loại lụa dựa trên hình thức về thị giác của lụa, cũng như cách người thợ làm các sản phẩm may mặc/ phụ kiện từ loại lụa đó.


Đối với lụa được phân loại từ cách kéo tơ, lụa được chia như sau:


Lụa dệt từ tơ tằm hoang dã (Wild Silk)

Loại tơ này được kéo từ loài tằm hoang dã sống trên những lá sồi thay vì lá dâu thông thường.  Loại tơ này hoàn toàn thô, tự nhiên và dày hơn.


Một tên khác của loại lụa này là Tussah/Tusser. Có nhiều loại lụa Tusser khác nhau được dệt từ nhiều loài tằm khác nhau trên thế giới- lụa Tusser Ấn Độ được kéo từ tơ của tằm Antheraea mylitte Dury, lụa Tusser Trung Quốc được từ tơ của tằm Antheraea pernyi Guerin, Nhật Bản cũng có lụa Tusser được dệt từ tơ của loài Antheraea yamamai Querin.


Lụa dâu tằm (Mulberry Silk)

Lụa được dệt từ tơ của giống tằm đã được thuần hóa là Bombyx mori được nuôi riêng trên lá dâu tằm. Lụa từ tơ dâu tằm là loại lụa phổ biến nhất và tơ tằm mà nhiều người hay nhắc tới cũng là loại lụa này.  Lụa dâu tằm là chất liệu chiếm tới 80% trên tổng số các sản phẩm lụa trên thế giới.


Tơ lụa Eri (Eri Silk)

Loài tằm làm nên loại lụa này tên là Philosamia ricini. Loài tằm này thường sống trên lá của cây thầu dầu. Lụa được làm từ tơ này thường có màu trắng hoặc màu đen rất đa dạng…


Lụa Muga (Muga Silk)

Đây là loại tơ màu vàng ánh kim dệt từ một loại tơ của giống tằm Antheraea assamensis được tìm thấy ở bang Assam, Ấn Độ.


Lụa làm từ tơ nhện (Spider Silk)

Những sợi tơ được kéo từ tơ nhện thường sẽ rất dai và chắc thậm chí chắc hơn cả thép và nhiều loại nhựa. Tiềm năng thương mại cũng như ngành công nghiệp dệt từ tơ nhện vẫn chưa thực sự được nghiên cứu và khám phá.


Tơ biển (Sea Silk)

Đây là loại vải lụa được dệt từ những sợi tơ dài được vẹm biển nhả ra. Loại lụa này được đánh giá là loại lụa mịn hơn những loại lụa khác và thậm chí có thể giữ nhiệt cho cơ thể.


Lụa tinh chế (Pure Silk)

Lụa tinh chế được dệt từ các sợi tơ làm từ kẹo cao su đã được làm sạch. Trong quá trình kéo sợi cho loại lụa này, người ta sẽ đun sôi và làm sạch sợi, đồng thời không cho bất kỳ chất phụ gia nào để làm đầy sợi tơ. Đây là loại lụa sạch và tốt nhất.


Lụa thô (Raw Silk)

Sợi tơ lụa thô được kéo từ kén được bảo vệ dưới lớp bọc. Lớp bọc này rất chắc chắn là được làm từ chất keo nhầy của tơ, hoặc sericin. Lụa thô là loại vải được làm từ sợi tơ thô mà không loại bỏ lớp keo nhầy.

Dưới đây là tên cụ thể của một số loại lụa:


Lụa Charmeuse (Lụa Satin)

Lụa Charmeuse là một loại lụa mềm với trọng lượng trung bình với chất vải sáng bóng và bề mặt bóng loáng với mặt sau lì và sẫm màu hơn. Loại vải này là loại đầu tiên thường được nghĩ đến khi nhắc đến lụa.


Lụa Satin thường được dùng để may váy đầm vì chất liệu này trông rất đẹp, mỏng, mềm và dễ gắn thêm các họa tiết trang trí. Bạn có thể dùng loại lụa này để làm đồ lót, áo choàng, áo sơ mi và khăn choàng.

Vải lụa Satin cũng rất được yêu thích khi được may thành các bộ đồ trong đám cưới vì có chất đẹp mắt, bóng và mượt mà.


May bằng loại vải này không phải là dễ dàng vì nó khá trơn nên bạn phải cần phải cẩn thận khi gia công. Vải này được dệt từ những sợi sa tin vì vậy sau khi sản xuất, vải trông sáng bóng. Một số người có thể không thích sự sáng bóng này lắm nên thường bỏ qua lụa satin. Loại vải này cũng hay bám vào người (vì vậy hãy tránh satin nếu như cơ thể bạn quá gầy). Một vấn đề nữa là Charmeuse cũng dễ nhăn.

Dù có một số nhược điểm, nhưng không thể phụ nhận rằng lụa charmeuse rất đẹp. Điều đó đã được chứng minh khi nhiều người sử dụng loại lụa này cho các mặt hàng may mặc.


Bạn cũng có thể chọn loại lụa Charmeuse Stretch, loại lụa được thêm 5% spandex trong thành phần và có đặc điểm là có sự co giãn và mềm mại hơn.  Trong quá trình sản xuất, lụa Charmeuse còn được rửa bằng cát để làm bề mặt đỡ bóng hơn. Vải Satin sau đó cũng mỏng và trơn hơn.


Khi dùng lụa Satin để may hoặc khi giặt lụa, các bạn cần thật cẩn thận vì bề mặt lụa rất dễ bị dúm, kéo sợi. Thay vì giặt sấy bằng máy, quần áo lụa nên được giặt tay cẩn thận và phơi khô.


Peau de Soie (Duchess Satin)

Đây là một loại lụa mượt, mịn, có độ bóng với chất satin và màu rực rỡ.  Loại vải này có nhiều mặt giống với Charmeuse nhưng độ rủ không được bằng Charmeuse. Loại vải này cũng dễ khi may và cũng thường thấy ở các bộ váy cô dâu (một tên khác của vải là satin cô dâu). Lụa này cần giặt khô để bảo quản độ bóng.


Lụa Chiffon

Lụa Chiffon là loại vải mềm và mỏng với bề mặt hơi thô (bề mặt lì). Chiffon có nhiều màu sắc và chất liệu khá dễ để in ấn họa tiết. Lụa này thích hợp cho các thiết kế quần áo thả lơi. Đặc tính trơn và mỏng manh của loại vải này cũng khiến nó trở thành một loại vải khó để may. Bạn cần có một số mẹo để xử lý độ khó khi may đồ bằng lụa chiffon đó. Lụa chiffon cũng khá mỏng, vì vậy hãy nhớ thêm một lớp lót khi mặc đồ nếu không muốn quần áo bạn có hiệu ứng trong suốt.


Lụa Taffeta (Lụa Tác-ta)

Taffeta là loại vải lụa dệt phẳng với kết cấu gọn gàng. Đây là loại vải có các đường vân và có thể dùng cả hai mặt. Độ mềm của vải dựa vào các dệt, nó có thể mềm hoặc khá cứng, có tiếng sột soạt.


Lụa bốn lớp

Đây là loại lụa có độ dày vừa phải đến dày dặn với lớp crepe phủ bên ngoài và có độ bóng đẹp. Thực tế là đây là phiên bản dày dặn hơn của lụa crepe. Phiên bản dày hơn nữa của lụa bốn lớp là loại lụa thường được dùng để may váy đầm nhất. Loại vải này được gọi là lụa 4 lớp vì tơ của lụa là 4 loại khác nhau xắn để tạo thành một sợi.


Loại vải này có thể giặt tay nhưng tốt nhất bạn nên giặt khô để giữ được độ sáng và độ bóng của lụa.


Lụa Dupioni (Duppioni hoặc Dupion)

Đây là một loại lụa có khối lượng vừa và có hai mặt giống nhau với sợi tơ to và được dệt trơn. Chất liệu này không dễ bị nhăn và rách, khác với những loại lụa ở trên, nó khá bền và chắc.


Dupioni được dệt từ hai loại sợi có màu khác nhau (được cho là từ hai kén lồng vào nhau) và do đó khi nhìn dưới ánh sáng sẽ nhìn thấy được nhiều sắc thái khác nhau. Bạn có thể sẽ nhìn thấy một số đốm đen khi dùng loại vải này. Đó là một phần của vải, việc loại bỏ nó có thể làm vải bị mỏng và không còn chắc.


Loại vải này rất được ưa thích trong lĩnh vực may mặc, đặc biệt là khi may váy cưới. Dupioni chắc chắn hơn Charmeuse hay Chiffon nên khi may sẽ dễ dàng. Các màu sắc rực rỡ sinh động của lụa dupioni và vẻ ngoài lung linh của chất liệu này làm nó trở thành một loại vải rất được yêu thích. Bạn có thể may đồ nhiều kiểu dáng với loại vải này, kiểu bó, chiết eo hoặc hơi rộng đều đẹp.


Hãy giặt dupioni trước khi thực hiện cắt hoặc may. Giặt bằng tay cẩn thận hơn (vì đôi khi độ phản quang và kết cấu có thể bị mất khi giặt bằng máy) thường thì sẽ được khuyến nghị giặt khô.


Bạn có thể thấy hầu hết các loại váy cô dâu làm bằng loại vải này trông rất tuyệt vì có độ sáng bóng dù giá tiền không quá đắt. Bạn có thể dập nổi, đính cườm hay thêu trên váy. Loại vải này không dễ bị sờn cạnh nhưng việc dệt không chắc, lỏng có thể khiến các đường may bị long ra. Bề mặt vải có thể bị phá hỏng dễ dàng. Bạn cũng cần chú ý rằng vải này không co giãn và không có độ căng.


Lụa Gauze

Lụa Gauze là loại lụa mỏng, nhẹ, có cảm giác mềm mại và ánh sáng đẹp. Chất liệu này mỏng hơn Chiffon và Organza. Loại lụa này thường được may như lớp phủ, lớp trong hoặc lớp lót của trang phục. Chất liệu vải này không khó để may.


Lụa Fuji

Có khối lượng tầm trung, lụa Fuji có độ bóng mềm mại và độ rủ tuyệt vời. Loại vải này hầu như không nhăn.


Lụa Noil

Lụa Noil là chất vải có độ bóng thấp và có cảm giác thô nhẹ với kết cấu sợi to hơn (bề mặt lì và thô). Loại lụa này thường bị nhầm với loại lụa tơ thô. Nó được dệt từ các sợi ngắn còn sót lại sau khi chà và chải tơ. Đó cũng là nguyên nhân nó không có độ bóng như các chất liệu lụa khác.


Các sợi ngắn sẽ có một số nút thắt khi dược mang đi dệt, vì vậy kết cấu của nó thô và có vài vết trượt trên bề mặt. Người sản xuất cũng ghi thông số trên loại vải này cho thấy đây là vải được dệt từ phần còn sót lại của kén.


Vải Noil có thể nhìn trông khá giống cotton nhưng thực ra nó giống với lụa hơn khi có độ mềm, độ rủ tốt, ít bị nhăn. Loại vải này cũng dễ khi dùng để may và cũng dễ khi chăm sóc. Các cạnh cắt dễ bị sờn. Loại vải này cũng không bền bằng các loại lụa khác.


Lụa Noil dễ bị rút vải khi giặt bằng máy, vì vậy để bảo quản, bạn tốt nhất nên giặt trước và nên giặt bằng tay.


Lụa Shantung

Lụa Shantung có độ dày tầm trung đến dày dặn với cảm giác chắc chắn. Đay là loại vải sáng, thô nhưng rất tinh tế. Nó nhẹ, thoáng và ít nhăn. Loại lụa này được làm từ tơ hoang dã, loài tằm ăn lá trên cây sồi. Lụa Shantung Ấn Độ còn được gọi là Tussah.


Lụa Organza

Lụa Organza là loại lụa có siêu nhẹ và siêu bền được dệt lỏng và có kết cấu mềm, được làm bằng tơ không trải qua quá trình loại bổ chất keo nhầy. Lụa Organza khá giống với lụa Gauze nhưng loại lụa này dày dặn hơn và cấu trúc không mềm mại bằng Gauze. Các sợi tơ tốt làm lụa có khả năng xuyên thấu. Chất liệu này cũng dễ bị nhăn.


Ngày nay Organza thường được dùng làm lớp lót. Bạn cũng có thể dùng lụa này để làm lớp phủ mặt cảm giác xuyên thấu cho các loại vải có độ xuyên thấu thấp. (Sử dụng như các mảnh của bộ thêu hay mặt đính cườm cho trang phục).


Lụa Broadcloth

Lụa Broadcloth là loại lụa mềm và nhẹ với bề mặt mịn và độ bóng mờ. Chất liệu này cũng gần giống cotton và dễ để gia công may mặc. Nó phù hợp để may những bộ quần áo vừa vặn với người vì nó ít nhăn cũng như có kết cấu dệt khá khít.


Lụa Brocade

Còn được gọi là lụa thổ cẩm. Chất liệu này được pha trộn giữ các mẫu Jacquard kahcs nhau được dệt trên nền twill / satin dày. Chất liệu này thường được dùng để làm các đồ dùng trong nhà, hoặc làm váy cưới và các trang phục cổ truyền. Bạn cần những chất liệu thổ cẩm mỏng để có thể làm trang phục.


Crepe de Chine (phát âm là Krape dee sheen) 

Crepe de Chine là loại lụa rực rỡ với bề mặt mịn, trơn và có độ rủ tuyệt vời. Màu sắc của loại lụa này tinh tế và có cảm giác dày dặn hơn so với lụa Habotai. Đây là một loại vải mang đến sự thoải mái nhưng dễ bị nhăn. Crepe de Chine có nhiều loại khác nhau như Moroccan crepe và Georgette crepe.


Lụa Crepe

Lụa Crepe là loại lụa có kết cấu mỏng và độ bóng đẹp.


Vải lụa mỏng ánh kim

Loại vải này có kết cấu nhẹ, cứng, nhăn, xuyên thấu mờ và có độ bóng. Loại vải này được dệt từ vải và sợi kim loại. Bảo quản loại vải này rất khó vì nó không thể bị thấm nước nên không giặt tay được, đồng thời cũng không thể giặt khô vì vải sẽ bị co.


Lụa Gabardine

Đây là loại vải lụa mềm mượt được dệt có nhiều gân cách đều nhau. Có vẻ đẹp nhẹ nhàng, độ rủ đẹp và không nhăn. Bền và giữ dáng tốt, loại vải này thường được dùng để làm váy, quần tây và các bộ suit.

Loại vải này cần được giặt tay (dễ bị co) và để khô tự nhiên.


Lụa Georgette

Đây là loại lụa mỏng nhưng bền chắc với màu ngà và kết cấu nhăn. Đây là một loại vải bền nhưng khi may vẫn cần chú ý và cẩn thận vì các sợi vải dễ bị đứt. Kết cấu vải chảy và rủ làm nó khó để may mặc. Nó ít bóng và cũng dày hơn loại vải Chiffon, thường dùng khi may đầm.


Lụa Habutai (hay Habotai)

Habutai có chất vải mỏng, mềm và rực rỡ, có độ rủ tuyệt vời. Nó không dễ nhăn và độ khó khi may cũng thuộc tầm trung. Nó còn được gọi là lụa Parachute, thường được dùng làm lớp lớt. Habutai khá giống lụa Trung Quốc, cả hai đều nhẹ, mỏng, mát mẻ và không quá đắt.


Lụa Pongee 

Đây là chất vải lụa với bề mặt nhám, có độ phản quang. Vảy này mềm và có độ rủ tốt. Lụa Pongee rất tốt và sáng, độ sáng có thể hơn lụa Habutai. Người ta thường nhầm tên của hai loại lụa này với nhau.


Lụa Spun

Đây là loại lụa được dệt từ các sợi tơ ngắn. Vì vậy bề mặt của lụa khá nhám và có cảm giác giống với cotton.


Lụa Watered 

Loại vải này rất đặc biệt vì được dệt hoa văn cùng với quá trình dệt vải. Thiết kế hoa văn nhìn giống như họa tiết in chìm trên vải vậy.


Lụa Trung Quốc

Lụa Trung Quốc khá giống với lụa Habutai về hầu hết các đặc điểm, nhưng lụa Trung Quốc mịn hơn. Lụa Trung Quốc khá mỏng. Bạn có thể dùng nó làm lớp lót của áo choàng thay vì làm áo choàng với chất liệu này.


Lụa Thái

Một loại lụa được dệt khít đến từ Thái Lan khá giống với lụa Shantung nhưng có kết cấu tốt hơn.


Lụa Ấn Độ

Dưới đây là một số loại lụa đến từ Ấn Độ:

  • Lụa Matka: Matka là loại lụa dày dặn được dệt khít bằng tay từ những sợi tơ rất dày của Ấn Độ. Nó có vẻ ngoài nhìn rất đẹp. Một tấm lụa Matka kém chất lượng thì thường có bề mặt không được mịn. Loại lụa này khá giống vải tuýt thường được dùng để may suit hoặc áo khoác vì giữ được dáng tốt, gia công dễ dàng. Loại vải này được khuyến nghị giặt khô vì dễ bị co rút.

  • Tussah: Tussah (hay Tussar) là loại lụa có độ dày vừa phải, có bề mặt nhám và không bằng phẳng với các đường gân khác biệt. Lụa được dệt từ tằm hoang dã và thường thô hơn tơ nuôi. Lụa Tussah chỉ có thể có một số màu nhất định. Loại vải này dễ để may nhưng có thể bị sờn ở góc cắt.  Loại vải này có thể giặt bằng tau nhưng dễ bị co, cần được phơi khôi tự nhiên.

  • Surah là một loại lụa mỏng và được sản xuất tại Surat. Đây là loại vải bền chắc, có độ bóng mờ.

  • Garad là một loại lụa rất tốt với viền đỏ và các họa tiết paisley nhỏ

  • Jamawar – Lụa Pashmina có chất giống như được pha trộn bởi bông và len.

  • Lụa Matka là lụa thủ công thô được làm từ hần còn sót lại của quá trình làm lụa dâu tằm. Tơ thô của lụa không được loại bỏ chất keo nhầy (sericin).

  • Banarasi/ Benarasi cũng là loại lụa tốt được dệt cùng vàng, bạc và zari (sợi vàng của người Ấn)

  • Lụa Bangalore – là loại lụa rất tinh khiết được sản xuất tại trang trại tơ tại Bangalore.

  • Angora là loại lụa mềm làm từ lông của thỏ Angola

  • Lụa Pochampally hay Pochampalli – loại lụa đặc biệt tự Pochampally Ấn Độ.

  • Lụa Mysore – đây là loại lụa dệt từ những sợi tơ rất cứng.

  • Lụa Sournachuri có sợi chỉ vàng trong thành phần dệt

  • Lụa Kosa là một loại của lụa tassah với kết cấu mềm và có màu nâu xỉn.

  • Lụa Muga làm từ những sợi tơ màu vàng từ một loài tằm đặc biệt được tìm thấy tại Assam

  • Dharamavaram là loại lụa có viền vàng

  • Narayanpet là loại lụa được thêu và có viền hoặc pallu với các thiết kế truyền thống.

  • Lụa Pat hay Paat là loại lụa mềm, mịn có màu trắng.

  • Kanchipuram là loại lùa bền và sáng bóng được làm tại Khancheepuram

  • Lụa Bhagalpuri

  • Lụa Uppada

  • Lụa Khadi là loại lụa được làm từ những sợ tơ kéo tay. Khadi thường có 50% là cotton và 50% là lụa. Nó có một vẻ ngoài rất đẹp và gọn gàng, cảm giác mềm và nhẹ nặng.

Các loại lụa hỗn hợp

  • Lụa Cotton: Đây là loại lụa được dệt cùng với cotton. Nó có độ bóng thấp hơn lụa và có giá không đắt bằng lụa. Loại vải này không trơn như lụa và dày hơn.

  • Lụa Len: Được kết hợp giữa len và lụa tạo ra loại vải có hầu hết các tính năng của hai loại sợi như giữ ấm mà vẫn nhẹ, thoáng mát, thấm hút, có độ rủ, không bị nhăn và mềm mại. Chất liệu này không bị trầy xước như len nguyên chất. Có hai loại lụa len là lụa Cashmere và lụa len merino.

  • Lụa nhân tạo: Đây là loại lụa được làm từ các sợi tơ nhân tạo nhìn giống với lụa tự nhiên; có độ bóng của lụa nhưng độ rủ thấp hơn và cũng có độ bền thấp hơn. Đây là một lựa chọn thay thế lụa tự nhiên với giá thấp hơn.

1,082 views0 comments

Commentaires


bottom of page